Được tạo bởi Blogger.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi - Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi - Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi - Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

5/18/2012

Văn Hóa giao tiếp người Nhật Bản

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa “ohanami” (flower viewing party). Mỗi khi mùa xuân đến, hoa đào như phủ khắp đất nước Nhật Bản. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào.
Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

 + Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
 + Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
 + Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.
Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.
 + Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
 + Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
 + Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.
Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.

Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.
Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.
Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi chính mình. Tên người Nhật có họ để phía trước nhưng họ cũng thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương trong giao tiếp.
Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui.
Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp.
Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.
Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí là cử chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên trên như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.
Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu, trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.

Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường không mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất thành văn, họ tặng quà nhau trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.
Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra.
Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.


( st)
-->Đọc thêm...

Trà Đạo- Nét Đặc Trưng Của Nhật Bản


Đối với người Nhật, trà đạo( chadou, sadou, chanoyu) là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng mà cả người chủ lần khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Trà đạo bao gồm tất cả các yếu tố mang tính triết học Nhật Bản, nét thẩm mỹ và sự đan xen giữa bốn nguyên tắc cơ bản :wa-sự hài hòa (giữa con người và thiên nhiên), kei-sự tôn kính (đối với người khác), sei-sự tinh khiết( của tâm hồn) và jaku-sự yên tĩnh. Thường những buổi tiệc trà được tổ chức để tiếp đón những vị khách quý, hoặc trong những dịp đặc biệt như: hanami( ngắm hoa), thưởng ngoạn những đêm trăng rằm song đôi khi chỉ đơn giản là dịp để họp mặt bạn bè, người thân.

Lịch sử Trà đạo
Xét về lịch sử, trà đạo bắt nguồn từ việc uống matcha, một loại bột trà xanh được một số tu sĩ Nhật Bản đi du học và mang về từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ IIX. Lúc đầu matcha chỉ được dùng như một loại thuốc nhưng sau đó trở thành một loại thức uống xa hoa mà chỉ giới thượng lưu đương thời mới được thưởng thức. Nhà sư nổi tiếng thời đó là Zen Eíai( 1141-1215), đã coi việc uống matcha như một thứ tiêu khiển để làm tinh khiết tâm hồn, hòa nhập với thiên nhiên. Sau đó vào khoảng đầu thế kỷ XIV, matcha dần được sử dụng trong các buổi họp mặt của giới thượng lưu. Vào thời gian này, một số quy tắc của buổi tiệc trà đã được quy định bởi giới võ sĩ (samurai), giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Nhà sư Sen no Rikyu (1522-1591), một trong những thương gia giàu có nhất thời đó đã kế thừa, sáng lập và hoàn thiện lễ nghi của một buổi tiệc trà. Sau đó ông trở thành ngườ truyền bá trà đạo nổi tiếng nhất của Nhật vào giữa thế kỷ XVI. Đến cuối thời Edo (1603-1868) thưởng thức trà đạo là đặc quyền của nam giới. Cho dến đầu thời Meiji ( 1868-1912) thì phụ nữ mới chính thức được tham dự tiệc trà.

Trải qua bao thời đại nhưng trà đạo vẫn luôn giữ được những nét đặc trưng của nó.
Ở Nhật Bản hiện nay ít người có điều kiện tham dự các buổi tiệc trà với đầy đủ nghi thức theo đúng nghĩa của nó. Thông thường thú tiêu khiển bằng trà đạo vẫn là đặc quyền của tầng lóp thượng lưu, ngoại trừ giới tu sĩ. Tuy nhiên nếu hỏi rằng hiên nay có nhiều người Nhật học trà đạo không thì câu trả lời sẽ là : Có. Hàng triệu người cả nam lẫn nữ, giàu và nghèo, đang theo học các lớp trà đạo của hơn 100  giáo phái khác nhau trên khắp nước Nhật. Cứ mỗi tuần, một số người dành khoảng 1 tiếng đồng hồ để đến các lớp dạy trà đạo gồm ba hoặc bốn học viên. Ở đó họ thay phiên nhau pha trà, phục vụ trà rồi lại đóng vai như người khách uống trà. Việc học trà đạo đòi hỏi học viên phải có sự hiểu biết sâu sắc và khả năng cảm thụ được sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố trực giác và tinh thần. Chính vì vậy, học tập để trở thành một thầy giáo dạy trà là rất khó, đòi hỏi thời gian và sự say mê. Một học viên có thể học thuộc các bước cơ bản để thực hiện một buổi tiệc trà hoàn chỉnh sau ba năm, nhưng để trở thành một giáo viên dạy trà chuyên nghiệp thì việc học hỏi, tìm hiểu sẽ không bao giờ kết thúc. Cho dù quy trình của buổi tiệc trà rất phức tạp đòi hỏi nhiều yếu tố, nhưng người Nhât vẫn học và họ cảm thấy rất thú vị  và xứng đáng. Mỗi buổi tiệc trà, theo hình thức nào đi nữa cũng luôn luôn góp phần làm cho con người quên đi những nhọc nhằn thường nhật, tâm hồn trở nên thanh thoát hơn và muốn hướng đến điều thiện hơn.
Học trà đạo từ bé
Qua việc học trà của người Nhật, chúng ta có thể nhận biết thêm một số nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản cũng như tính cách của họ. Mọi người Nhật đều được hưởng một nền giáo dục rất hoàn thiện ngay từ bậc tiểu học. Ngoài các giờ văn hóa chính quy tại trường, họ còn tham gia các khóa học để rèn luyện kỹ năng, tính cách và những điều cần thiết trong cuộc sống hàng ngày như nghệ thuật viết chữ đẹp, hội họa, âm nhạc, nghệ thuật cắm hoa, chăm sóc vườn, nội trợ, làm gốm, trà đạo. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên nếu thấy chương trình của đứa trẻ học cấp một có cả học cách làm các loại bánh dân tộc mà buổi học này bắt buộc phải có bố hoặc mẹ tham gia. Trẻ em Nhật còn được dạy lễ nghi trong sinh hoạt gia đình, phong tục và truyền thống dân tộc. Chính vì vậy người Nhật có một phong cách và tính cách có thể nói là khá đặc biệt, khác với những người ở quốc gia khác. Lấy việc học trà đạo làm ví dụ, mỗi người trong quá trình luyện tập các bước của một buổi tiệc trà phải tỏ ra rất cung kính, lễ nghi như cúi gập mình khi chào hỏ, lễ phép, khiêm nhường khi nói chuyện. Thêm vào đó họ học được tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, khéo léo và ngăn nắp khi thực hiện từng hành động một trong một chuỗi thao tác nhỏ của một buổi tiệc trà. Ngoài ra người học trà đòi hỏi phải có khiếu thẩm mỹ cao, có sự cảm nhận nghệ thuật để có thể trang trí phòng trà. Vì thế việc học trà đạo, ngoài việc thư giãn tinh thần còn mang tính giáo dục rất cao.

Thưởng thức Trà      

( St)
-->Đọc thêm...

Kimono-Nét Đẹp Say Mê Lòng Người

Nói đến Kimono là người ta nghĩ ngay đến xứ Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản đẹp, kiêu sa cùng với những cánh hoa anh đào mỏng manh. Và Kimono quả thực là độc đáo nhất trong số trang phục truyền thống của Nhật Bản. Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng Kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc Kimono như nghi phục chính thức, còn hình ảnh người đàn ông Nhật Bản mặc Kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hoặc các dịp lễ theo kiểu truyền thống khác. Du nhập vào Nhật Bản vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7, thời đại trị vì của vua Heian dưới dạng những bộ đồ lót bằng cotton, nhưng phải đến khi người Nhật đã chắt lọc được những tinh túy, sáng tạo nó thành một kiểu riêng , đẹp và cầu kỳ hơn rất nhiều thì Kimono mới chính thức được đón nhận và phát triển nhanh chóng trở thành trang phục truyền thống của người Nhật.

Thời kỳ đầu, chiếc áo Kimono với cánh tay áo xẻ và dài chạm tới đất, thân áo dài nhiều lớp màu sắc khác nhau được phối hợp một cách tinh tế thường xuất hiện trong các dịp nghi lễ long trọng của giới thượng lưu.Cho đến thời kỳ Kamamura (1192-1333) và Muromachi (1338-1573) –thời kỳ của các võ sĩ đạo Nhật Bản, bộ lễ phục Kimono đã được các võ sĩ đạo đưa vào trở thành trang phục mặc thường ngày và Kimono đã trở nên phổ biến trong đời sống thường ngày của người dân Nhật Bản. Kimono dành cho nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt riêng và Kimono nam giới được may thêm quần chẽn ở bên trong. Các võ sĩ đạo cũng đã tạo ra một bộ y phục Kimono riêng khi lên võ đài với tên gọi là Hakama với các nếp gấp mang ý nghĩa tôn vinh tinh thần võ sĩ đạo. 5 nếp gấp đằnh trước, và 2 nếp gấp đằng sau, mỗi nếp gấp đều có một ý nghĩa riêng: “Yuki”-lòng quả cảm; “Jin”-lòng nhân ái; “Gi”-sự công bằng, chính trực; “Rei”-sự lịch thiệp, lễ độ; “Makoto”-sự chân thành; “Chugi”-tính cống hiến, “Meiyo”-phẩm giá và danh tiếng.

Vào thời Edo (1603-1868), cùng với sự ra đời của thắt lưng Obi, Kimono đã có một thay đổi lớn. Chiếc thắt lưng Obi không chỉ giúp tạo sự gọn gàng, mà còn có tác dụng trang trí, mang tính thẩm mỹ rất cao , tôn thêm dáng vẻ của bộ trang phục cũng như người mặc nó. Để tạo thành một chiếc thắt lưng Obi cũng cầu kỳ không kém việc may một bộ Kimono. Và thắt lưng Obi đã trở thành một thứ không thể thiếu được của Kimono, cùng với các phụ kiện khác như dây “Koshi-himo”, dây “Date-jime”, dây “Obijime”, nơ bướm “Chocho” trâm cài đầu, guốc gỗ…Có hơn 300 kiểu Obi khác nhau, nhưng có hai kiểu phổ biến nhất : kiểu “Taiko” giống như hình trụ đai ngang của cái trống, là kiểu truyền thống nhất thường sử dụng cho các phụ nữ đã có gia đình, và kiểu “Fukura suzume” giống như hình con chim sẻ thường sử dụng cho các phụ nữ chưa kết hôn. Obi của nam giới có thể chia ra làm hai loại: Kaku và Heko. Kaku Obi được làm từ vải cotton cứng, rộng khoảng 9 cm. Heko Obi làm từ các chất liệu mềm hơn, và thường sử dụng vải lụa nhuộm.
Mỗi bộ Kimono đều được làm thủ công và mang tính đơn chiếc. Đó là một tác phẩm nghệ thuật công phu, tỉ mẩm từ khâu chọn vải, kết hợp màu sắc, trang trí hoa văn, và lựa chọn các phụ kiện đi cùng. Thiết kế của bộ Kimono cũng hết sức đặc biệt và độc đáo, gồm 8 mảnh ghép với nhau cho phép điều chỉnh kích cỡ phù hợp với người mặc. Do vậy, kích thước không phải là yếu tố quan trọng trong việc may một bộ Kimono, và đôi khi một bộ Kimono gắn bó với chủ nhân của nó suốt cả cuộc đời. Kimono có thể được trang trí bằng các hoa văn thêu hoặc nhuộm. Những bộ Kimono dành cho phụ nữ thường được trang trí các họa tiết hình hoa, lá, hoặc các hình mang tính chất biểu tượng. Các họa tiết,các lớp vải Kimono được chọn lựa phối hợp giữa các màu sắc rất sinh động và bắt mắt. Và quả không có gì sai nếu ai đó ví bộ Kimono như một bức họa nhiều màu sắc. Có hai cách tạo màu sắc cho Kimono. Thứ nhất là sử dụng vải Tsumugi dệt từ những sợi nhuộm màu khác nhau, và Tsumugi Kimono khi may xong sẽ có luôn cả màu sắc lẫn hoa văn. Thứ hai là Kimono may từ vải trắng với tên gọi là Iromuji kimono, sau đó mới đem vải trắng đi nhuộm và vẽ hoặc thêu họa tiết lên trên. Kỹ thuật nhuộm vẽ Yumen đã tạo nên cho những bộ Kimono yumen một vẻ đẹp rất cuốn hút.

Cách thức  mặc Kimono khá phức tạp và có những nguyên tắc riêng của nó. Khi mặc Kimono, người mặc quấn từ bên phải vào trước rồi mới đến bên trái, và chỉ quấn ngược lại khi đi dự tang lễ. Bên cạnh đó cũng có các sự khác biệt trong bộ Kimono theo tuổi tác, tầng lớp xã hội , và thậm chí theo từng mùa. Dưới đây là các loại Kimono:

Furisode: Là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa có chồng. Tay áo rất dài và rộng (thường dài từ 95 đến 115 cm). Thời xưa, các cô gái thường vẫy vẫy ống tay áo để bày tỏ tình yêu với các chàng trai.
Khi một cô gái Nhật Bản bước sang tuổi 20, cô ấy sẽ được công nhận là một người trưởng thành. Cô sẽ được quyền đi bầu cử, phải chịu mọi trách nhiệm về bất cứ một tội lỗi nào do cô gây ra, và được phép hút thuốc, uống rượu công khai. Rất nhiều cha mẹ mua Furisode cho con gái họ để kỉ niệm bước ngoặt trọng đại này. Furisode là một Kimono dùng để đi lễ, dành cho các cô gái còn độc thân. Furisode có màu sắc tươi sáng và thường làm bằng lụa chất lượng tốt. Trong xã hội của Nhật, mặc Furisode là một tuyên bố rõ ràng rằng đó là một cô gái độc thân đã sẵn sàng để kết hôn. Một trong những điểm đặc biệt của Furisode là ống tay áo của nó.  Furisode dùng để mặc trong những ngày lễ lớn, như khi đi dự đám cưới hay dự một buổi tiệc trà. Giá của một chiếc Furisode tùy thuộc vào chất liệu vải, kiểu dáng và tay nghề của người may. Một chiếc Furisode thường có giá là 15.000 USD.

Yukata: Là một loại Kimono làm bằng cotton bình thường, dùng để mặc trong mùa hè. Yukata thường mang màu sắc cực kì sáng. Cách thiết kế đơn giản của Yukata là để các cô gái Nhật có thể mặc mà không cần sự giúp đỡ (sau vài lần tập là họ có thể dễ dàng mặc được, bởi Yukata không cầu kì như Furisode).
Ngày nay, Yukata thường dùng để mặc trong ngày Bon-Odori (Ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè) và các cuộc hội hè. Hơn nữa, Yukata còn được sử dụng rộng rãi trong các quán trọ truyền thống của Nhật.
Yukata được ưa chuộng bởi chất vải cotton nhẹ nhàng của nó. Vải đã được cách điệu đi từ mẫu vải có kẻ sọc ngang truyền thống. Chiếc thắt lưng cotton của Yukata cũng rất tiện dụng cho ngày thường và đồ mặc ban đêm. Trong những ngày hội và ngày kỉ niệm sự kiện chung, Yukata thường được mặc với một chiếc thắt lưng rộng hơn, quấn quanh eo và gấp lại ở đoạn cuối. Thông thường hơn, Yukata được mặc với một thắt lưng Obi (thắt lưng thêu), đi cùng với một đôi xăng đan gỗ và một chiếc ví.
Những cô gái và phụ nữ Nhật rất thích những dịp được mặc Yukata của họ. Ngày nay không có nhiều cơ hội phù hợp để mặc những bộ quần áo truyền thống sặc sỡ như vậy. Thời xa xưa, áo Yukata chỉ dùng để mặc ở nhà sau khi vừa tắm xong. Nhưng ngày nay, áo Yukata rất được ưa chuộng (cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể mặc).
Hầu hết áo Yukata được làm từ vải cotton . Theo truyền thống xưa , áo Yukata thường chỉ có hai kiểu là trắng - xanh đen hoặc xanh đen- trắng, nhưng trong một vài năm trở lại đây áo yukata đã được thiết kế với nhiều màu sắc nổi bật hơn.

Houmongi: Khi một người phụ nữ Nhật Bản kết hôn, cha mẹ thường mua cho con gái họ một chiếc Kimono khác, chiếc Houmongi. Houmongi sẽ thay thế vị trí của Furisode. Houmongi là Kimono đi lễ của những người phụ nữ đã có chồng.
Loại Kimono này thường được dùng trong khi đi tham dự một đám cưới hay tiệc trà nào đó. Khi đón tiếp một cuộc viếng thăm trang trọng, người phụ nữ sẽ mặc áo Homongi (áo Kimono dùnh để tiếp khách).

Tomesode: Với những người phụ nữ đã kết hôn, họ sẽ không bao giờ được măc áo furisode, dù cho họ có li dị chồng đi chăng nữa. Thay vào đó, họ sẽ mặc áo Tomesode, một dạng áo Kimono với ống tay áo ngắn hơn . Áo Tomesode thường có màu đen , hoặc là nhiều màu khác . Áo Tomesode đen thường được đính gia huy tượng trưng cho họ tộc , đây là dạng áo Kimono chỉ mặc vào các dịp lễ trang trọng (như là đám cưới hoặc đám tang của họ hàng).
Những áo Tomesode nhiều màu khác cũng có thể được mặc vào các dip lễ trang trọng trên (nhưng những chiếc áo này không được đính gia huy, vả lại, khi nhắc đến Tomesode thì đa số người Nhật đều cho rằng nó-phải-là-màu-đen). Tomesode có nền áo màu đen để đối lập với màu trắng của chiếc Shiromaku (Kimono cưới) mà cô dâu mặc. Tuy nhiên, chiếc thắt lưng thêu và nửa dưới của Tomesode có màu sắc rất sặc sỡ và sáng để tỏ rõ rằng loại Kimono này được mặc trong một dịp vui.

Mofuku: Chỉ được dùng để đi dự đám tang của họ hàng gần. Toàn bộ chiếc Kimono loại này có màu đen. Dù rằng Tomesode và Mofuku không đắt bằng một chiếc Furisode, nhưng giá mỗi chiếc Tomesode hay Mofuku là khoảng 8.000 USD.

Shiromaku: Một cô gái Nhật làm đám cưới theo truyền thống thì sẽ mặc loại Kimono rực rỡ, tráng lệ nhất. Loại Kimono này được gọi là Shiromaku. Đa số mọi người chỉ thuê loại Kimono này bởi nó chỉ được sử dụng trong một ngày, tuy nhiên, giá cho thuê của một chiếc Shiromaku cũng lên tới 5.000 USD.
Nếu bạn để ý kĩ thì bạn có thể thấy ngay rằng chiếc Shiromaku rất dài, dài đến chạm đất. Những chiếc váy cưới trắng truyền thống của phương Tây thường có đuôi váy hay một tấm lụa rất dài, rủ dài ra sau. Còn Shiromaku thì không giống như vậy. Shiromaku dài và tỏa tròn ra. Chính vì vậy, cô dâu phải có sự giúp đỡ của một người đi kèm theo thì mới có thể đi lại trong chiếc Kimono này. Màu trắng này tượng trưng cho sự tinh khiết của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần
Váy này cách tân nên không còn dài chấm đất nữa.

Tsumugi: 
Dành cho tầng lớp nông dân và thường dân

Tsukesage: Áo này được trang trí theo dạng hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo rồi gắp nhau ở đỉnh vai), áo này được mặc vào các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè.
Tất cả các yếu tố này đã góp phần tôn vinh giá trị bộ Kimono, và người Nhật Bản rất tự hào với quốc phục của mình. Ngày nay, trong công việc và cuộc sống thường ngày, người Nhật Bản mặc những bộ trang phục hiện đại, năng động. Nhưng cứ đến lễ tết và những dịp quan trọng, đặc biệt, bạn sẽ vẫn luôn thấy hình ảnh người Nhật trong những bộ Kimono truyền thống. Cha mẹ vẫn tặng áo Kimono cho con gái đến tuổi trưởng thành và khi đi lấy chồng. Và có những bộ Kimono đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ giống như một vật gia bảo.

( St)
-->Đọc thêm...

Những nàng Geisa Nhật Bản

Geisha  là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản.Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là nam giới. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. "Geisha thành phố" (machi geisha) hoạt động tự do tại các buổi tiệc bên ngoài các khu phố giải trí, trong khi các "geisha khu phố" (kuruwa geisha) làm giải trí cho khách trong các buổi tiệc trong các khu phố giải trí.

Theo truyền thống, geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Một số cô gái đã được bán cho các nhà geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu học nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống gần như ngay lập tức. Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp theo, trong giai đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (maiko). Kiểu đào tạo này cũng tồn tại trong các truyền thống khác của Nhật Bản, khi học viên sống trong nhà, bắt đầu với việc làm việc nhà và giúp đỡ người thợ chính, và cuối cùng chính người đó sẽ trở thành một người thợ chính.

Geisha hiện đại

Thời thế kỷ 18 và 19 đã có rất nhiều geisha. Ngày nay các geisha vẫn còn hoạt động, tuy số lượng ngày càng giảm. Các geisha hiện đại vẫn sống trong những ngôi nhà geisha truyền thống gọi là okiya tại các khu vực gọi là hanamachi - khu phố hoa, đặc biệt trong thời gian học việc của họ. Tuy nhiên, nhiều geisha giàu kinh nghiệm lại chọn cách sống trong những căn hộ của chính mình. Thế giới thanh lịch và văn hóa cao mà các geisha là một phần trong đó được gọi là karyūkai (花柳界, "hoa liễu giới" - thế giới của hoa và liễu).
 

Hiện nay, những người phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha thường bắt đầu đợt đào tạo sau khi đã hoàn thành trung học cơ sở hay thậm chí trung học phổ thông hoặc đại học, nhiều người bắt đầu nghề nghiệp của họ khi đã ở tuổi trưởng thành. Geisha vẫn học những nhạc cụ truyền thống như shamisen, shakuhachi (sáo trúc), và trống, cũng như những bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật, trà đạo, ikebana (cắm hoa Nhật), văn học và thơ ca. Từ việc quan sát các geisha khác cùng với sự giúp đỡ của chủ nhà geisha, những người học việc cũng trở nên điêu luyện trong các truyền thống phức tạp xung quanh việc lựa chọn và mặc kimono, cũng như cách cư xử với khách hàng.
Ngày nay, Kyoto là nơi có truyền thống geisha còn lại mạnh nhất. Hai trong số các khu phố geisha truyền thống và danh tiếng nhất là Gion và Pontochō đều ở Kyoto. Geisha trong các khu phố này được gọi là geiko. Các "khu phố hoa" Shimbashi, Asakusa và Kagurazaka tại Tokyo cũng nổi tiếng. Ở Nhật Bản hiện đại ngày nay, người ta hiếm khi nhìn thấy geisha và maiko. Vào năm 1920, tại Nhật Bản có trên 80 nghìn geisha, nhưng ngày nay chỉ còn dưới 1000 người.Tuy nhiên, các du khách đến khu Gion ở Kyoto rất dễ nhìn thấy một maiko đang trên đường đến hoặc về từ một cuộc hẹn.

Sự suy tàn của truyền thống geisha có nguyên nhân từ nền kinh tế ì trệ, sự suy giảm của mối quan tâm đến các loại hình nghệ thuật truyền thống, bản chất khó nhìn thấu được của thế giới hoa liễu, và chi phí cao cho việc được geisha giải trí.

Geisha thường được thuê để tham dự các buổi tiệc và tụ họp, theo truyền thống là tại các quán trà (茶屋, chaya) hoặc tại các nhà hàng Nhật Bản truyền thống (ryōtei). Thời gian làm việc của họ được đo theo thời gian một cây hương cháy hết, và được gọi là senkōdai (線香代, tuyến hương đại) hoặc gyokudai (玉代 ngọc đại - "giá ngọc"). Một từ khác để miêu tả chi phí là "ohana", hay phí hoa. Khách hàng thỏa thuận sắp xếp qua văn phòng hiệp hội geisha (検番 kenban), nơi quản lý lịch làm việc của từng geisha và sắp xếp các cuộc hẹn của cô trong cả việc huấn luyện lẫn tiếp khách.

Theo truyền thống, geisha không được kết hôn (hoặc khi kết hôn thì phải kết thúc sự nghiệp), tuy việc họ có con không phải là chuyện đặc biệt. Mặc dù nhiệm vụ của geisha thường bao gồm cả tán tỉnh và đùa cợt khêu gợi (tuy được mã hóa theo các cách truyền thống), nhưng họ không bao giờ có quan hệ tình dục với khách hàng và không được trả tiền cho hoạt động đó. Tuy nhiên, một số geisha có thể quyết định quan hệ với một trong những nhà bảo trợ hoặc khách quen (patron) của mình bên ngoài thời gian làm việc với vai trò geisha.

Cũng theo truyền thống, một geisha đã được công nhận có thể có một danna, hay người bảo trợ. Một danna thường là một người đàn ông giàu có, đôi khi đã có gia đình, người có điều kiện tài trợ những khoản chi tiêu rất lớn cho việc huấn luyện truyền thống và các chi phí đáng kể khác. Ngày nay, việc này đôi khi cũng xảy ra. Mặc dù một geisha và người bảo trợ của mình có thể yêu nhau, nhưng theo tục lệ, mối quan hệ này phụ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính của người bảo trợ cho geisha. Các truyền thống và giá trị bên trong quan hệ này rất phức tạp và khó hiểu, ngay cả đối với nhiều người Nhật.
 

Geisha ở Nhật có nguyên cả một hiệp hội để điều hành và hoạt động theo những quy định ban hành.Ngày nay những cô gái Nhật có xu hướng mong muốn được đi theo nghề geisha này. Vì tính chất của geisha là cóthu nhập khá cao, được tiếp xúc với giới thượng lưu. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành 1 geisha. Từ năm 13 tuổi các cô gái đã được hiệp hội tuyển dụng. Từ đây họ sẽ được đào tạo bài bản những thứ có liên quan đến hoạt động của geisha. Ngoài việc học văn hoá họ phải học thêm đàn, ca, chính trị, kinh tế và nghệ thuật giao tiếp. Geisha khi đi làm rất quan trọng bề ngoài của mình. Họ có cách trang điểm đặc trưng riêng của mình từ trang phục đến cách trang điểm cũng như đi đứng chuyện trò.Geisha sẽ là người giúp vui cho du khách bằng tài cầm kỳ thi họa, uống rượu và trò chuyện.
( St)
-->Đọc thêm...

Núi Phú Sĩ hùng vỹ của Nhật Bản

Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Có 3 thành phố nhỏ nằm quanh núi là Gotemba, Fujiyoshida và Fujinomiya. Đỉnh Phú Sĩ còn được biết tới với những cảnh đẹp suốt bốn mùa trong năm. 
Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Có 3 thành phố nhỏ nằm quanh núi là Gotemba, Fujiyoshida và Fujinomiya. Đỉnh Phú Sĩ còn được biết tới với những cảnh đẹp suốt bốn mùa trong năm.
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat


 
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
 
Núi Phú Sĩ nằm trên đường ranh giới giữa hai tỉnh Shizuoka và Yamanashi ở trung bộ đảo chính Honshu.
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat 

 
   Núi Phú Sĩ có hình chóp tuyệt đẹp, nổi tiếng trên toàn thế giới như là biểu tượng của du lịch Nhật Bản đồng thời tạo cảm hứng cho nhiều thế hệ các nghệ sĩ và thi sĩ của xứ Phù Tang. Tuy đã nằm im từ năm 1707, ngọn núi này vẫn được các nhà địa chất học xếp vào loại núi lửa đang hoạt động.

 
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
 
Đỉnh núi vẫn còn phủ đầy tuyết khi mùa xuân tới, trong khi đó những người dân Nhật Bản đã treo cờ cá chép để chào đón lễ hội mùa xuân.
 
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
 
Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc và xanh mướt vào tiết trời cuối xuân.
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat


du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat


Mùa hè, dưới chân núi Phú Sĩ phủ đầy hoa rực rỡ.

du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat


Cánh đồng hoa hướng dương dưới chân núi

Mùa Thu cây cối chuyển sang màu rực rỡ.
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
 
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat

Mùa Đông  Núi Phú Sĩ trong mùa đông giá lạnh  mặt hồ đóng băng
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat

 
khung cảnh núi Phú Sĩ về mùa đông huyền bí
-->Đọc thêm...

Món ăn lạ ở Kyushu

Lang thang nhiều nơi trên đất Nhật Bản, được nếm nhiều món ẩm thực đã lạ, nhưng đến vùng đảo cực nam mới thấy các đồ ăn thức uống nơi đây quả là... cực lạ. 

Kyushu, tên chữ Hán là Cửu Châu, nghĩa là đất của 9 châu (đơn vị hành chính xưa giống như quận huyện. Ở ta, tương tự, vào đầu thời Bắc thuộc có Giao Châu). Người Nhật cũng giữ nguyên chữ Hán để viết như vậy, mặc dù qua vài ngàn năm, chữ Nhật đã cải biến khá nhiều.

Đây là mảnh đất có khí hậu ấm áp hơn, có nhiều mối giao thương trong lịch sử với vùng lục địa như Triều Tiên, Trung Quốc và cả Việt Nam. Vùng này hơi xa các kinh đô cũ ở miền trung nước Nhật nên vẫn giữ được nhiều nét địa phương về mặt văn hoá và về ẩm thực.

Anh bạn đồng nghiệp Matsumura, quê gốc ở đây, dẫn chúng tôi đi ăn đặc sản địa phương. Đó là một quán ăn nhỏ, bên ngoài trang trí theo kiểu rèm che với hai màu đen và trắng, có cả đèn lồng như bất kỳ một quán ăn cổ truyền nơi đây. Bên trong phòng nhỏ, nhưng trang trí từ đèn lồng, gốm sứ và tường vách, cửa lùa, đặc sệt một dạng quán ăn Nhật truyền thống. Một chiếc bàn thấp ở giữa và mọi người ngồi phệt xung quanh. Tuyệt nhiên trong phòng chẳng có một chiếc ghế nào.

Trước tiên là uống rượu. Đó là thứ rượu Shochu được chưng cất từ... khoai lang. Toàn cõi Nhật chỉ có vùng này mới có rượu khoai lang. Rượu được hâm nóng, đựng trong ấm sành men da lươn. Người Nhật không có thói quen để các nhân viên nhà hàng rót rượu, gắp thức ăn như một vài quán xá ở ta. Họ quan niệm ngồi ăn cũng cần có một không gian riêng tư, ấm cúng. Phong tục là chủ rót cho khách và khách lại đáp lễ rót lại cho chủ, cũng là một nét giao tiếp hay. Rượu khoai lang uống cũng... đường được, nhưng nồng độ hơi nhẹ và đắt, vì mọi khâu phải nấu thủ công như công nghệ của vài trăm năm trước.

Món đặc sản chỉ vùng Fukuoka mới có là... thịt gà. Nhưng lại là thịt gà còn tươi nguyên, chặt nhỏ ra từng miếng. Chỉ chọn phần thịt lườn, nạc và cứ thế chấm với nước chấm đặc biệt của vùng này chế biến từ thảo quả hay mù tạt. Quả là lần đầu tiên tôi mới thấy có món thịt gà ăn sống như vậy. Nếm thử thì thấy hơi nhàn nhạt, không mùi vị và cũng không tanh, ăn cũng không có cảm giác gì đặc biệt lắm. Cho đến khi đến món lục phủ ngũ tạng của gà được bày lên mâm để ăn sống thì quả là tôi hơi hãi, vì cái sự liều mình khám phá ẩm thực cũng chỉ có giới hạn.

Món đặc sản nữa là cá Kibinago chỉ có ở trong vùng, ăn sống chấm với giấm hay một loại nước tương. Thực ra, món cá sống trở thành món ăn quốc hồn quốc tuý của dân đảo quốc này rồi và có tên gọi chung là sushi, nhất là cá voi và cá ngừ đánh bắt còn tươi roi rói đã xẻ thịt chấm với nước tương, ăn luôn. Sản lượng đánh bắt và tiêu thụ cá voi của Nhật lớn nhất thế giới chính là vậy. Người Nhật còn ăn sống cả tôm và hào ở biển nữa. Những món ăn sống bao giờ cũng đắt hơn những món ăn khác. Cá Kibinago lần này ăn ở Fukuoka có hương vị khác với cá voi vì là loài cá nhỏ dài có 7-8cm.

Vùng Kyushu còn có một món ăn nữa khá đặc biệt, có tên gọi là món trứng cá tuyết, trộn với nước xốt ớt đỏ nổi tiếng toàn Nhật Bản. Món này cũng được người Châu Âu rất thích. Người vùng này còn một món nữa, bình dân nhưng cũng khá lạ. Đó là món trứng sống trộn cơm. Cơm nóng xới ra, đập ngay quả trứng vào rồi trộn đều thật nhuyễn, thế là ăn được.

Những ngày ở Kyushu, chúng tôi thích nhất ăn món Tempura của Nhật. Những con tôm càng to bự được tẩm bột, chiên lên. Ngoài tôm, các món như rau cũng được tẩm bột trong món gọi là Tempura này. Nghe đâu, món này được những đầu bếp Bồ Đào Nha mang đến Nhật từ thời Edo cách đây 400 năm, dần dà trở thành món ăn phổ thông của Nhật.

Một món ăn nữa rất ngon là món thịt bò nướng của vùng Kagoshima. Loại bò đen được nuôi trong điều kiện lý tưởng trong trang trại của Nhật Bản cho loại thịt thơm, không gây và mềm đã làm nên một thương hiệu lớn cho tỉnh này.

Các cửa hàng ăn ở Kyushu, kể cả quán ăn bình dân nhất cũng rất sạch sẽ và chuẩn hoá. Các món ăn được lượng hoá đến từng gam, giá tiền đề rõ ràng lại còn trưng bày ảnh mẫu từng món khá bắt mắt, giúp cho du khách chọn lựa khỏi lầm, hợp khẩu vị và cũng đỡ mất thời giờ.

Bổ sung cho cho các cửa hàng ăn uống là hệ thống bán hàng tự động bán các loại càphê, nước hoa quả, chỉ cần cho xu vào bấm nút là có ngay. Hệ thống này phục vụ cả ngày lẫn đêm, thật tiện cho người đi đường.

Đến Nhật mới thấy công nghệ quảng cáo cho ẩm thực phục vụ du lịch thật là hoàn hảo. Sản phẩm ẩm thực được chuẩn hoá, đa dạng. Sau khi tiếp xúc với thế giới phương Tây cách đây 150 năm, người Nhật đã làm phong phú thêm vốn văn hoá ẩm thực của mình, nhiều món đã Nhật hoá và nổi tiếng, nhưng nhiều món vẫn giữ nguyên bản sắc dân dã địa phuơng và trường tồn mãi.
( internet)
-->Đọc thêm...

Khái quát ẩm thực Nhật Bản

Trước khi ăn người Nhật thường nói “itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama deshita” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”.

  Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật hiện nay như thế nào?
Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng. Thập kỷ trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật. Tại đa số các trường tiểu học, trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn khẩu vị truyền thống của Nhật. Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây như là xúc xích (hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng.Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không?
Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan . Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn. Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso), và rau muối. Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa.
Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và các loại mì sợi (pasta) cho bữa trưa. Bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì. Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần.
Người Nhật thích ăn món gì nhất?
Thói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi nhiều nhất là xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti). Những món ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà. Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki (món lẩu thịt bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống của người Nhật thì tất nhiên rất phổ biến ở Nhật (tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày).
Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào?
Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là món Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu (Soy-sauce) và với cây cải ngựa đã băm nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi, tuy nhiên để chuẩn bị món Sushi đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho nên người Nhật ít làm món này tại nhà. Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít muối rắc phía trên. Trừ cá nạc thịt như là cá ngừ Califoni thì tất cả các loại cá khác đều có thể chế biến theo cách này. Teriyaki là cách chế biến cá bằng cách ướp thịt cá đã lóc xương bằng nước xì dầu (Soy-sauce) và vừa phết mỡ vừa nướng. Đôi khi người ta cũng luộc cá với xì dầu (Soy-sauce) hoặc Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Những loài cá có nhiều mỡ như là cá thu thường được chế biến theo kiểu này. Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng như cá hồi thường được rán kỹ, tức là chế biến theo món Tempura (tôm, rau tẩm bột rán). Các cách chế biến cá theo kiểu phương Tây như là món meunière cũng xuất hiện trong thực đơn của người Nhật tuy nhiên các món ăn truyền thống của Nhật thì vẫn được chế biến theo các cách đã nói ở trên.
Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?
Shoyu (Sho là chữ “tương” nghĩa là nước tương, yu là chữ “du” nghĩa là “dầu”, “dầu ăn”) bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568), và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật. Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio, được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật. Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này. Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.
Miso được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ?
Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ Miso, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso. Miso được làm từ đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và đậu). Có người nói rằng vào khoảng thế kỷ 15, 16 Miso đã từng được chế biến tại các ngôi đền và được coi là một loại lương thực quan trọng cho quân lính khi có chiến tranh. Cũng giống như Shoyu, Miso trở nên phổ biến đối với người Nhật vào khoảng thời kỳ Muromachi (1333-1568).
Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe?
Đậu phụ (Tofu) được làm từ đỗ tương, chứa rất nhiều chất đạm (Protein), can xi, ka li và vitamin B, được coi là có lợi cho sức khỏe bởi vì nó không chứa nhiều chất béo như thịt, sữa, đồng thời hàm lượng ca lo cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất đạm mà nó cung cấp. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền tới Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Khi ăn sống thì vì đậu phụ có vị nhạt nên nó thường được dùng kèm với các gia vị khác như là hành lá thái nhỏ và gừng đã nghiền nhỏ, và với một ít nước chấm rưới lên trên. Về cách chế biến thì đậu phụ được nói là có hàng trăm cách chế biến khác nhau.
 Thế nào là cách cầm đũa đúng?
Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng. Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu. Sự khác nhau giữa đũa Nhật và đũa Việt Nam: một điều chú ý là đũa Nhật khác đũa Việt Nam ở chỗ là đầu của đũa Nhật nhọn và nhỏ hơn rất nhiều so với phần trên của đũa.
Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?
Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày. Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.

( Internet)
-->Đọc thêm...

Mỗi món ăn - Một lời chúc đầu năm.

Điều thú vị trong phong tục Tết của người Nhật Bản là mỗi món ăn là một lời chúc năm mới tốt đẹp. Triều Nhật – Asahi Sushi là nhà hàng chuyên phục vụ theo phong cách Nhật. Mỗi món ăn tại đây được trình bày cầu kì đến từng chi tiết như mang cả sắc xuân Tokyo tới Hà Nội.



Rượu Sake đã trở thành quốc tửu của người Nhật Bản. Ngôn ngữ Nhật có tới 20 tính từ đánh giá độ trong và màu sắc rượu, 80 từ đánh giá về hương, và có hơn 70 từ đánh giá về chất lượng. Hương vị đặc biệt của rượu Sake đã trở nên nổi tiếng trong khu vực, trên thế giới và là biểu tượng của đời sống văn hóa cầu kỳ nhưng tinh tế của người Nhật. Trong những ngày Tết rượu Sakê là không thể thiếu vì rượu để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ.

Rượu Sake ngày Tết để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ



Đậu phụ từ lâu được người Nhật đặc biệt yêu thích bởi đây là một món ngon và có công dụng chữa bệnh rất tốt. Đậu phụ có tác dụng chữa các bệnh về tim mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư. Những món ăn chế biến từ đậu phụ Nhật như Đậu Phụ Nhật Tẩm Cá Khô Bào Trộn Xì Dầu, Đậu Phụ Lạnh thay lời chúc mạnh khỏe tới người người thân yêu.

Đậu phụ Nhật thay lời chúc mạnh khỏe tới người thân yêu


Cá Tuyết là loại cá quý hiếm sinh trưởng ở vùng băng giá. Mỗi con cá Tuyết có thể đẻ tới 5 triệu trứng. Vì vậy Trứng Cá Tuyết Nướng là món ăn thay lời chúc cho gia đình đông vui, hòa thuận.

Trứng Cá Tuyết Nướng với lời chúc gia đình đông vui




Sushi - món ăn truyền thống lâu đời của người Nhật được làm theo công thức cầu kì của người Nhật Bản. Những món sushi nhiều màu sắc hấp dẫn luôn được người sành ăn ưa chuộng. Đặc biệt trong những ngày Tết cơm sushi kết hợp với thịt cá tráp màu trắng hồng gửi lời chúc sung túc, thịnh vượng tới những người bạn yêu quý.

Cơm Sushi Cá Tráp biển với lời chúc sung túc thịnh vượng



Đối với người Nhật Tempura nổi tiếng không kém sushi. Người Nhật Bản mời món Tôm Tempura thay lời chúc trường thọ tới người kính trọng.

Tôm Tempura tại Triều Nhật là lời chúc trường thọ



Rong biển Nori được người Nhật coi là món ăn cao cấp thượng hạng từ đại dương sâu thẳm. Cũng bởi sự quý hiếm nên người dân chài nào phát hiện được nơi có rong biển Nori được coi là chuyến ra khơi may mắn và thắng lợi. Ngày nay mọi người yêu thích món Salát Rong biển không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi vì theo người Nhật đây là món ăn đem lại may mắn, thành công và hạnh phúc.

Tuyệt vời hơn khi quý vị được thưởng thức những món ăn hấp dẫn trong tiếng trống rộn ràng, điệu múa lân tưng bừng náo nhiệt. Theo truyền thuyết, từng nhịp trống hội rước thần tiên trên trời xuống trần gian. Thần tài sẽ ban phát tài lộc cho con người. Lân là con vật linh thiêng đã đi vào trong truyền thuyết của người phương Đông. Trong ngày đầu tiên của năm mới những người gặp được gia đình nhà Lân sẽ được may mắn, hạnh phúc suốt năm.
-->Đọc thêm...

Mận muối - nét văn hoá ẩm thực Nhật Bản.







Một trong những khẩu phần trưa của người Nhật là nắm cơm và một trái mận muối, được gọi là nắm cơm mặt trời mọc do rất giống quốc kì Nhật Bản.


Cứ đến tháng 6 hàng năm, những người bán rau quả trên khắp Nhật Bản lại bắt đầu bày bán hàng núi mận xanh rắn và chắc đến mức không thể ăn được. Phần lớn khối lượng mận này được dùng để làm mận muối – một món ăn dân dã rất đặc biệt của người Nhật.






Những trái mận xanh được rửa sạch và xếp vào một chiếc vại sành, sau đó người ta rắc muối và nén xuống nước trong khoảng 2 tuần. Những chiếc lá tía tô được ngắt bỏ thêm vào vại để làm tăng màu sắc và hương vị cho mận muối. Khi mặt ngoài qủa mận bắt đầu mềm ra và chuyển sang màu đỏ tươi, người ta vớt mận ra và phơi ngoài trời từ 2 đến 3 ngày. Khi đã khô, mận được thu vào một chiếc vại khác để ăn dần.



Mận trước và sau khi được chế biến thành mận muối.

Phơi mận đã ướp muối trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. 

Là một món ăn thanh đạm, không cầu kì; mận muối luôn là một món ăn được ưa thích trong khẩu phần ăn của những người dân Nhật, đặc biệt là những người cao tuổi – vốn nổi tiếng có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới nhờ lối sống thanh đạm và hợp lý.



Một nắm cơm với một trái mận muối ở giữa khá phổ biến ở Nhật Bản.


Và đây cũng là món không thể thiếu trong thực đơn những người ăn chay. Vị của mận muối trải từ chua chát đến chua mặn lại hơi ngọt; kích thích khẩu vị người ăn lại được sử dụng rộng rãi trong pha chế nấu nướng nhờ hương vị khó tả của nó.




Một trong những khẩu phần ăn trưa quen thuộc của người Nhật Bản là một nắm cơm và một trái mận muối đặt ở giữa, được gọi là nắm cơm mặt trời mọc do trông nó rất giống quốc kì của Nhật Bản.


Một bữa trưa đơn giản và phổ biến ở Nhật


Nhiều loại mận muối được bày bán tại các siêu thị

Mận muối là một món ăn truyền thống và có vị trí quan trọng trong nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Đến nỗi mà người Nhật Bản vẫn thường nói với nhau rằng họ còn có thể tồn tại chừng nào còn một trái mận muối và một bát cơm.

( Bếp gia đình)
-->Đọc thêm...

Tinh Tế Ẩm Thực Nhật Bản



Đồ ăn thường ngày của người Nhật Bản chủ yếu là cơm, cá, rau. Thịt ít có trong thành phần bữa ăn. Điều này đôi khi được các sách nước ngoài gán cho là do ảnh hưởng của đạo Phật. Mặc dù những điều dạy của đạo Phật cũng có ít nhiều tác động đến vấn đề này trong một thời gian dài, nhưng nguyên nhân quan trọng hơn cả là do quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp nên người ta phải tập trung đất cho việc sản xuất ngũ cốc cần thiết, khiến đất dành cho chăn nuôi gia súc rất ít ỏi.

Chất đạm và chất khoáng cần thiết được lấy chủ yếu từ cá và rong biển. Từ những nguyên liệu cơ bản này, người Nhật Bản đã sáng tạo ra các món ăn dân tộc bằng óc thẩm mỹ, sự khéo tay và khẩu vị tinh tế. Mùi vị các món ăn Nhật Bản đơn giản hơn so với hầu hết các món ăn của phương Tây. Đồ ăn của Nhật Bản chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn một cách nghệ thuật.

Sự tiếp xúc ngày một tăng với các nước khác trên thế giới kể từ thời Minh Trị đã làm thay đổi bữa ăn của người Nhật Bản, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi nền kinh tế thịnh vượng và mức sống đã được nâng lên. Việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, thịt cũng như bánh mì và các sản phẩm làm từ bột mì đã tăng mạnh trong khi đó tiêu thụ gạo và các thức ăn truyền thống giảm dần. Đã có sự Âu hoá rộng rãi trong khẩu phần ăn thường ngày như có thể thấy trong các sơ đồ về lượng thực phẩm được tiêu thụ.



Do có sự cải thiện hệ thống phân phối hàng hoá nên sự khác biệt về ẩm thực giữa người dân thành thị và nông thôn đã không còn nữa. Ở các thành phố, có nhiều nhà hàng chuyên nấu các món ăn nước ngoài, trong đó có một số nhà hàng bán với giá phải chăng. Xu hướng này, ở một mức độ nhất định, cũng đang phát triển tới các tỉnh. Nhiều món ăn thông thường được dùng hiện nay là những món ăn đã được Nhật hoá từ các món của các nước khác, thí dụ như món sukiyaki, một món ăn gồm thịt, rau và các nguyên liệu khác được trần qua nước có pha rượu ngọt, xì dầu và gia vị; món tempura gồm cá, hải sản và rau được chiên giòn; món tonkatsu được làm bằng thịt lợn tẩm bột; và món cơm cari.

Hầu hết người Nhật dùng đũa để ăn. Bữa sáng thường đơn giản, bữa trưa cũng khá nhẹ nhàng và bữa ăn chính là bữa tối, khi cả gia đình có mặt đầy đủ. Người Nhật đang có xu hướng chuộng đồ ăn chế biến sẵn, tiện lợi khi nấu tại nhà hoặc tìm kiếm hương vị lạ từ các món ăn nước ngoài khi ăn tiệm. Khẩu vị của thế hệ trẻ cũng có rất nhiều thay đổi. Thanh niên thích ăn thịt hơn cá, và thích các món ăn Âu hơn các món ăn Nhật Bản truyền thống.

Cầu kỳ từ hình thức đến hương vị, ẩm thực Nhật Bản đòi hỏi thực khách phải tinh tế trong thưởng thức mới nhận biết được cái ngon, cái đẹp trong từng món ăn.

Không theo kiểu thể hiện hoành tráng về số lượng như ẩm thực Trung Hoa, ẩm thực Nhật Bản nghiêng về sự bắt mắt tinh tế. Những món ăn được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn. Hương vị thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng đậm như món ăn Ấn Độ sẽ để lại cảm giác nhẹ nhàng khi thực khách dùng xong bữa.

Chính vì thế, món ăn Nhật nhanh chóng trở nên quen thuộc với người Việt Nam. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn lúng túng khi thưởng thức các món ăn của xứ sở hoa anh đào.

Các nhà hàng thường khuyến mãi một chén thức ăn nhẹ để thực khách nhấm nháp trong khi gọi món. Khai vị thường là món sashimi, tiếp đến là món chiên hay nướng và rau củ. Món sushi, cơm hay mì được chọn để làm chắc bụng. Món tráng miệng để kết thúc bữa ăn cùng một tách trà xanh nóng hổi.

Sashimi và sushi là những món ăn cơ bản

Cá và hải sản tươi sống được người Nhật đặc biệt yêu thích, gọi là sashimi. Những lát hải sản như mực, tôm, sò, hoặc cá ngừ, cá hồi sống được xếp một cách đẹp mắt trên khay gỗ cùng với củ cải trắng bào sợi và lá tía tô.

Nhiều người thường nghĩ đây chỉ là cách trang trí của nhà hàng, thực chất đây là món dùng kèm lý tưởng. Chính những sợi củ cải trắng có tác dụng làm sạch bao tử, tránh khó tiêu sau khi ăn đồ sống. Lá tía tô có tác dụng khử sạch mùi trong miệng.




Chấm kèm với món này là nước tương và mù tạt. Hãy cho một ít nước tương vào chén nhỏ, sau đó cho từng chút mù tạt đến khi có được độ cay nồng như mong muốn.

Cảm giác đầu tiên khi bạn cho miếng sashimi vào miệng là vị cay xộc đến mũi đánh thức các giác quan. Sau đó là vị mặn vừa của nước tương hảo hạng và vị ngọt tươi ngon, mềm, béo ngậy của cá sống. Chúng như tan đi trong vòm miệng, trôi tuột xuống bao tử.
Sushi là món ăn rất phổ biến tại Nhật. Đây là một loại cơm được trộn với giấm, kết hợp với các loại thức ăn như cá sống, trứng cá, rau củ. Có nhiều loại sushi như:

Temaki Sushi: Cơm và thức ăn cuốn trong lá rong biển theo hình chiếc phễu nhỏ.
Inari Sushi: Cơm và thức ăn được cho vào một miếng đậu hũ
Nigiri Sushi: Cơm được nắm thành vắt nhỏ, thêm ít wasabi ở giữa rồi xếp thức ăn.
Makimono Sushi: Thức ăn nằm giữa phần cơm và được cuộn tròn dài trong một lớp rong biển, sau đó được cắt thành khoanh tròn nhỏ.
Gunkan Sushi: Phần cơm được bao quanh bởi lá rong biển, thức ăn xếp lên trên mặt.
Oboshi Sushi: Loại sushi được ép trong khuôn gỗ thành miếng to rồi dùng dao cắt thành những miếng nhỏ hơn. Người Nhật dùng tay khi thưởng thức món ăn này, chấm tương rồi cho hẳn vào miệng chứ không cắn nhỏ hơn vì sẽ làm nát miếng sushi.




Tuy có nhiều loại nhưng sushi lại có chung một cách ăn là dùng kèm với nước tương, mù tạt và gừng ngâm chua. Gừng có tác dụng rửa sạch vị giác của bạn sau mỗi món sushi. Nhờ thế, bạn có thể thưởng thức nhiều loại sushi khác nhau.Cách chấm nước tương cũng phải chú ý để không làm ảnh hưởng đến hương vị vốn có. Nên chấm phần mặt thức ăn vào nước tương, không nên chấm vào phần cơm, vì nó sẽ hút lấy nhiều nước tương làm cho sushi bị mặn.

Các bếp trưởng nhà hàng Nhật thường hướng dẫn thực khách chấm miếng sushi vào ít nước tương có mù tạt, cho trọn vào miệng, nhắm mắt lại để cảm nhận được vị cay, thơm nồng của món ăn độc đáo này.

Tempura, mì Soba và lẩu, những món ăn nổi tiếng

Bên cạnh món sushi, tempura cũng vô cùng nổi tiếng, nó đứng đầu trong số những món chiên trong ẩm thực Nhật Bản. Tempura là các loại tôm, cá, mực và rau củ được phủ lên một lớp bột và chiên vàng. Lớp bột phải thật mỏng, hơi giòn bên ngoài nhưng không khô cứng, có độ mềm nhẹ. Điều quan trọng là sau khi chiên, tempura không được ướt dầu ăn mà phải khô ráo, không gây cảm giác ngán ngấy cho người ăn.

Người Nhật học món này từ người Bồ Đào Nha và thêm vào từ vựng ăn uống của họ 1 từ Bồ Đào Nha tempora (những món ăn đỡ miệng), rồi sau gọi chệch đi thành tempura. Người Bồ theo Công giáo kiêng thịt vào ngày thứ Sáu, vì thế họ gọi món cá tẩm bột chiên là “món ăn tạm”.


Tempura là món ăn nổi tiếng đứng đầu trong các món chiên của Nhật

Món ăn này được dùng với nước tương pha thật loãng. Bạn có thể cho một ít củ cải trắng và gừng băm nhỏ vào chén nước chấm khuấy đều. Cho miếng tempura ngập vào nước chấm, thưởng thức ngay để miếng ăn có độ giòn nhẹ thanh tao vốn có. Tempura phải được chiên và dùng ngay vì chỉ sau vài chục phút, vị ngon của nó sẽ giảm đi đáng kể.

Ở những phần cơm trọn gói, tempura còn được kết hợp với cơm trắng và mì.

Ngoài ra, còn có món chiên khác như thịt heo chiên, bánh xèo... mỗi loại đều được ăn kèm với một loại sốt tương ứng. Việc thưởng thức cũng đơn giản như những món chiên mà chúng ta thường gặp.



Bên cạnh đó, bạn có thể chọn lựa những món nướng (Yakimono) như bò nướng, heo nướng.

Giống như các nước châu Á khác, người Nhật cũng thích ăn mì. Mặc dù gạo là nguồn tinh bột chính, nhưng người Nhật lại thích ăn mì hơn. Họ có rất nhiều loại mì khác nhau, từ loại udon to dày xù xù




đến loại soba nhỏ xíu như tơ.




Các loại mì nóng được dùng kèm với nước dùng, thịt, tôm, rau củ. Đặc biệt, phải kể đến món mì Soba lạnh. Món này thường được thực khách chọn dùng vào mùa hè hay khi khí trời oi bức.

Sợi mì sau khi được luộc chín sẽ được làm lạnh, xếp trên vỉ tre, bên dưới là một lớp nước đá để giữ lạnh. Nước chấm kèm theo cũng là một loại sốt lạnh với thành phần từ nước tương kèm một ít hành lá, gừng. Gắp từng đũa mì vừa ăn, chấm nước sốt rồi thưởng thức.



Mì lạnh Soba


Những ai lần đầu ăn món Nhật đều không khỏi bỡ ngỡ khi nhìn thấy một vị khách Nhật ăn mì hút rồn rột, gắp mì vào miệng và nuốt ngay. Theo họ, ăn như thế mới thích. Mì lạnh được phục vụ riêng lẻ hoặc kèm chung với các thức ăn khác.

Soba vẫn thỉnh thoảng được ăn nguội, dầm trong nước tương cùng vài cọng hành chẻ điểm xuyết trong tô. Ngoài ra trong những lễ hội ăn uống, còn có món mì nước độc nhất vô nhị. Mì nước được đổ vào máng tre để những người ăn đói ngấu dùng đũa vừa gắp vừa húp những sợi mì khi chúng chảy qua.

Món lẩu thông dụng nhất là lẩu bò Suki Yaki. Thịt bò, rau củ tươi sống được nấu chín trong nồi nước lẩu hơi sệt, có độ sánh nhẹ. Món này ăn kèm với nước sốt và lòng đỏ trứng gà. Lẩu Shabu gần giống với món lẩu thập cẩm ở Việt Nam. Khi ăn, chỉ cần trụng chín nguyên liệu, chấm sốt và thưởng thức.

Rau củ

Rau củ Nhật Bản gần giống với rau củ châu Âu và châu Á. Chúng bao gồm loại lấy lá như rau chân vịt, lấy quả như cà tím, loại lấy hoa, lấy thân, lấy rễ. Có nhiều loại xa lạ với người phương Tây như fuki (khoai môn), daikon (1 loại củ cải) và thậm chí cả lá cây hoa cúc. Daikon xắt mỏng được coi là món ăn độc đáo của người Nhật, được ngâm chua hay để trang trí thức ăn.
-Một loại củ chứa tinh bột khác thường và được yêu thích là konyakku. Người ta cho là nó xuất xứ từ Indonesia và ngày nay được trồng tại 1 số vùng ở Nhật Bản. Konyakku được ăn sống, luộc hay làm thành bột. Mặc dù giá khá cao nhưng nó rất được ưa thích.
Yam - 1 một món ăn mà người Nhật gọi là “khoai tây núi”. Yam rất hay xuất hiện trong các bữa ăn, chúng thường được nướng trong lò hay hấp lên.




Ăn cá là niềm đam mê của người Nhật. Hầu hết người Nhật đều biết 1 thứ có thể gọi là thời gian biểu ănMực ống nướng muối cá: Khi nào thì ăn cá hồi sống, khi nào thì ăn cá hồi biển, khi nào thì ăn cá ngừ đại dương. Vì thế mà họ có rất nhiều món ăn chế biến từ cá. Những con cá nướng trên khay kim loại gọi là teppan, cá luộc trong nước tương, bánh cá và cá viên. Cá khô và cá ướp bonito (katshuo-bushi) thường dùng trong món súp miso (tương đậu nành sệt) và cá lạng thành miếng mỏng dùng để tô điểm cho món ăn. Món gia vị nổi tiếng nhất là món nước chấm đậm đặc làm từ cá luộc.

Người Nhật thích món cá sống, sashimi, một món cao lương mĩ vị đắt tiền được dùng như món khai vị, dùng với wasabi, một loại mù tạt hăng xè của Nhật Bản, cộng thêm cả những lát gừng thái mỏng nữa.

Thịt

Thịt lợn được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc qua ngả Triều Tiên, và những món thịt lợn ngon nhất vì thế đều ở phía nam. Họ có món sườn lợn (tonkatsu) và nhiều món khác, nhưng thường thì thịt lợn không xuất hiện trong thực đơn chính ở Nhật Bản. -Người Nhật chỉ ăn thịt bò như một món đặc biệt. Sukiyaki, những miếng thịt mỏng nấu với rau được ăn trước bữa tối là một món như vậy. Họ đã sáng chế món thịt bò kobe cho những khẩu vị đặc biệt của họ. Những con bò được vỗ béo và xoa bóp làm cho mỡ tản đều trong bắp thịt. Khi nấu chín, những hạt mỡ vón lại nằm rải rác khắp miếng thịt. Thịt bò kobe có lẽ là thứ thịt bò đắt nhất thế giới.




Thịt hươu là một trong những món khá khác thường của Nhật Bản. Người ta cho rằng loại hươu ngon nhất là ở Hokkaido, nơi hươu nai ăn những loại cỏ có tính thảo dược. Người Nhật cũng khoái khẩu món thịt ngựa. Giống như người Đức hay người Pháp, người Nhật thích hương vị và sớ thịt khác lạ của món thịt ngựa. Thỉnh thoảng họ còn ăn thịt ngựa sống như món sashimi.

Trứng

Người Nhật có cách riêng của họ trong cách chế biến trứng. Chawan-mushi



(nghĩa đen là “hấp cách thủy”) là món trứng đánh với gia vị rồi đem hấp. Trong các thành phố, các okonomiya (cửa hiệu trứng ốp-lếp) cung cấp cho khách ăn 1 thực đơn hoa cả mắt về các món ốp-lếp.


Tofu (Đậu phụ)


Khi những người theo đạo Phật hạn chế ăn thịt thì đậu nành - một loại thực phẩm có chứa nhiều đạm thực vật - trở thành 1 món ăn phổ biến. Tofu (đậu phụ,tàu hủ) là món ăn được phổ biến rộng rãi khắp nước Nhật. Đậu phụ được ăn nguội hoặc ăn nóng, nó cũng có thể được chế biến như món nước uống hay thức ăn, như món ăn với cơm hoặc món ăn tráng miệng. Bữa ăn của người Nhật sẽ ko thành bữa ăn nếu ko có món đậu phụ.

Làm đậu phụ đã trở thành nghệ thuật của người Nhật. Các chùa chiền ganh đua nhau trong việc sáng chế ra các loại đậu phụ thượng hạng, và từ đó mà sinh ra thứ “đậu phụ mịn như lụa, tàu hủ non” của người Nhật. Một món khác thường được phục vụ trong các quán ăn là món “đậu nướng”, 1 miếng đậu nướng với nước chấm đặc và ngọt cùng một lát cá nướng đặt lên trên.

Shabu-Shabu




Các món hầm nói chung được những người đi ngoài trời lạnh về thích ăn. Ở Nhật Bản cũng vậy, nhiều món hàm của Nhật được chế thêm tương. Họ gọi chúng là nimono. Có hàng trăm món hầm, tất cả đều ngon lành như món thịt kho tàu của người Hoa hay món gà nấu rượu của người Pháp. Người Nhật có 1 kiểu “nồi hầm” hay cái lẩu gọi là shabu-shabu, hay là cái “lục xục”. Từ này ko có nghĩa gì cả, nó chỉ là tiếng nước sôi lục xục, và người ta nhúng những miếng thịt và rau sống vào trong nước đó cho chín rồi ăn.

Lẩu kim chi - ngọt mát lẩu Nhật Bản



Nói đến lẩu kim chi chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đó là món ăn của người Hàn Quốc. Nhưng không, lẩu kim chi Nhật Bản mang một hương vị khác biệt. Đó là hương thơm, vị cay nồng, giòn ngọt, chua dịu của kim chi quyện trong vị thơm ngọt tự nhiên của rau củ tươi.

Kim chi ngon, giữ nguyên được hương vị và chất dinh dưỡng của rau quả tươi thì khâu then chốt là lựa chọn nguyên liệu và sự khéo léo của người đầu bếp. Phải chọn được những cây cải thảo còn tươi, không dập nát. Hơn nữa chọn cải thảo đúng độ cũng lắm công phu. Nếu cải già thì kim chi sẽ cứng, nhưng nếu quá non sẽ không đủ độ giòn. Trong quá trình chế biến không được làm dập nát lá vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới quá trình lên men.

Nước muối ngâm kim chi phải thật sạch và có độ mặn tiêu chuẩn, sau khi ngâm 2 - 3 giờ, vớt ra để ở nơi thoáng gió, không được phơi nắng vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến độ giòn. Xác định thời gian ngâm và hong gió cũng là một trong những bí quyết của người đầu bếp.



Nước dùng là yếu tố quan trọng nhất trong món lẩu. Thông thường, các món lẩu khác lấy vị ngọt từ nước dùng là xương hầm nhừ. Nhưng với món lẩu kim chi, người đầu bếp ninh các loại rau, quả tươi như akakame, khoai môn, nấm kim châm … để tạo nên vị ngọt thanh mát mà không cần tới bất kỳ một chút thịt hay xương nào.

Nhấp môi một chút rượu sake, thưởng thức vị ngọt của rau quả, vị chua, giòn, cay nồng của kim chi. Thêm vào nồi lẩu thịt bò úc, cá bơn, tôm, ngao biển còn rất tươi hay những món bạn ưa thích. Vậy là bạn đã có một bữa ăn thật tuyệt vời bên người thân yêu.


Trong cái rét đầu đông, ngồi bên nhau trong không gian ấm cúng, cùng thưởng thức lẩu kim chi bạn sẽ thấy dường như mùa đông không ở đây.

Đồ chua và gia vị thảo mộc

Các món ăn Nhật Bản có hương vị nhẹ nhàng, vì thế họ chế ra những món kích thích vị giác rất mạnh, đó là vô số các món đồ chua - tsukemono. Củ cải và dưa chuột muối chua-giòn tan, ngon lành, khác lạ, với một chút vị chua chua cay cay - để thêm vào cái cảm giác hoàn hảo cho các món ăn Nhật Bản. Những thảo mộc và gia vị của người Nhật rất gắt nhưng tinh tế, và chúng giữ một vai trò quan trọng trong nghệ thuật nấu nướng của người Nhật.

Okonomiyaki Okonomiyaki


Bánh xèo được bán rất khuya trong những quầy hàng như thế này. Người bán hàng đốt cái chảo thật nóng rồi đổ bột vào, cho thêm gia vị rồi gấp nó lại. Rưới thêm 1 ít nước sốt và thế là thực khách đã có 1 chiếc bánh nóng bỏng ngon lành.

Các loại hải sản khác

Ngoài cá, người Nhật còn ăn các loại hải sản khác nữa, trong đó có rong biển. Rong biển là nguồn cung cấp chính các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng trong thực đơn hàng ngày của họ. Lươn cũng là 1 loại thức ăn đặc biệt. Kabayaki (lươn nướng) là món ăn khoái khẩu. Đầu tiên lươn được hấp chín rồi đêm nướng vàng và đặt trên mâm cơm. Người Nhật còn gọi tôm panda là tôm anh đào vì màu sắc hồng nhạt của nó.

Những người bạn thân thiết không thể thiếu - Sake


Sake là loại đồ uống có cồn chủ yếu ở Nhật Bản. Nó được làm từ gạo và được uống nóng, dù một vài loại Sake được uống lạnh. Ngày nay uống Sake lạnh đang được coi là mốt mới.



Thật thiếu sót khi không nhấm nháp vài giọt rượu sake trứ danh khi thưởng thức món Nhật. Rượu sake không chỉ làm cuộc vui thêm sôi nổi, thân thiết mà còn giúp cho các món ăn dễ tiêu và tăng thêm hương vị.

Rượu sake thường được uống khi ăn các món sashimi, sushi để xoá đi vị tanh nhẹ của đồ sống. Có hai cách thưởng thức loại rượu này:

Sake nóng: Rượu được đun nóng, đựng trong bình sứ, rót vào từng tách nhỏ khi thưởng thức, uống ngon nhất khi thời tiết se lạnh, vào mùa đông.

Sake lạnh: Cho ít rượu sake vào ly, thêm ít nước suối, đá viên và vài giọt chanh lắc nhẹ. Bạn có ngay một ly sake lạnh với hương vị thật bốc, mát lạnh nhưng ấm dần sau khi uống.



Ngoài ra, loại rượu này cũng được nhiều người chọn lựa khi ăn các món thịt chiên, nướng...

Đừng quên kết thúc bữa ăn bằng một món tráng miệng ngọt ngào. Cũng như Việt Nam, người Nhật có nhiều món tráng miệng như kem trà xanh, trái cây và nhiều loại bánh hấp dẫn. Hoàn tất bữa ăn bằng một tách trà xanh nóng là gợi ý tốt giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thư thái hơn.

Kaiten - Sushi băng chuyền độc đáo của ẩm thực Nhật

Đây là một phát kiến độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực của xứ sở mặt trời mọc. Một hệ thống băng chuyền di chuyển liên tục vòng quanh quầy bar, mang theo vô số những đĩa nhỏ sushi, sashimi, món chiên khác nhau.

Những món ăn sẽ di động ngang qua trước mặt khách, thực khách thích món nào thì tự tay lấy xuống và thưởng thức. Những đĩa thức ăn được phân chia theo màu sắc khác nhau, mỗi màu tương ứng với một mức giá. Khách ăn bao nhiêu sẽ tính tiền bấy nhiêu. Điều này tạo nên sự tự do và dễ dàng chọn lựa món ưa thích vì chúng rất sống động và ở ngay trước mắt. Thực khách sẽ thưởng thức được nhiều món ăn cùng lúc.




S

Để tỏ ra lịch sự, bạn nên ngắm nghía cẩn thận khi lựa chọn món. Trước khi chọn món nào, hãy lấy xuống món đó, không nên lấy xuống rồi để lại lên băng chuyền. Sau khi dùng hết món, hãy xếp thành từng chồng ngay ngắn trước mặt để thuận tiện cho nhân viên thanh toán.



Cơm cá sống



Cá Tuna xông khói


                                                           Cá Ngừ xông khói 


                                                             Sushi sò điệp 


Cơm nắm O-Nigiri

Sushi nhum

O-nigiri (còn gọi là o-musubi) thường được nắn bằng tay thành những hình tam giác hoặc hình ống. Chúng thật dễ làm - chỉ cần lấy một ít cơm và dùng tay nắn thành hình. Để có vị ngon hơn thêm muối vào cơm. O-nigiri dễ đem theo làm cơm hộp để ăn trưa và qua bao nhiêu thế hệ là món ăn ngoài trời thông dụng. Ở Nhật nó là món ăn “phải có” để ăn dưới những cây hoa anh đào nở vào mùa xuân, tại những buổi thi đấu thể thao, trong lúc đi bộ, và cho bất cứ buổi đi chơi ngoài trời nào.
Cơm năm được nhắc đến trong Genji Monogatarri (Câu chuyện Geji), một tiểu thuyết do Murasaki SHIKIBU viết vào khoảng 1.000 năm trước đây. Trong một cảnh, cơm nắm bằng tay (gọi là tonjiki trong tiểu thuyết) được xếp thành một chồng cao và cúng cho các vị thần trong một nghi lễ tại hoàng triều. Vào thế kỉ 15 và 16, O-nigiri được binh sĩ mang theo trong các cuộc nội chiến. Bên trong cơm nắm có miso làm bằng đậu quết, chứa nhiều protein và được nướng trên lửa.
Có đủ loại cơm nắm O-nigiri. Bên trong nắm cơm trắng bạn thường thấy một thức ăn rất hợp với cơm, có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Để thêm phần đa dạng, hãy trộn những thức ăn xắt nhỏ với gạo trước khi nấu. Các chất liệu hợp vị với nhau làm thành một bữa ăn nhẹ đầy màu sắc và cân đối về đinh dưỡng.
Ngày nay, chúng ta thường ăn cơm nắm O-nigiri bọc bằng rong biển khô gọi là nori. Nhiều năm về trước người ta ít ăn nori vì quá mắc. Một cải tiến khác gần đây là người ta dùng khuôn gỗ hay khuôn nhựa để tạo hình dáng nắm cơm. Nhưng cơm nắn bằng tay lại có vị ngon hơn – có lẽ nắn cẩn thận bằng tay khiến hương vị thêm phần đặc biệt.
Như đã đề cập ở trên, cơm nắm được gọi là O-nigiri, hay o-mushubi. Cả hai từ đều chỉ một hành động nắm lấy cái gì bằng tay. Người Nhật chúng tôi ai cũng thích O-nigiri, nhớ lại thời gian chúng tôi còn nhỏ, mẹ của chúng tôi đã nắn những nắm cơm ngon bằng bàn tay yêu thương của mẹ.
Kĩ xảo làm cơm nắm O-nigiri là làm ướt bàn tay, và nắn cơm khi cơm còn nóng. Nếu cơm đã nguội những hạt cơm sẽ không dính vào nhau. Thêm muối vào, cơm sẽ đậm đà hơn. Khi muối tiếp xúc với cơm nóng và ướt trên bề mặt của nắm cơm, muối sẽ tan và thấm vào cơm. Một cách để thêm muối vào cơm là nhúng tay vào nước muối, ba phần nước một phần muối, rồi nắm cơm bằng bàn tay mặn muối của bạn. Ngày nay người ta thường mang bao tay nhựa bởi vì họ không muốn cơm dính vào tay và phải nắn cơm nóng.

( Theo Mandy)
-->Đọc thêm...