Được tạo bởi Blogger.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi - Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi - Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi - Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

1/07/2013

Phong tục tập quán ngày Tết Nhật Bản

PHONG TỤC TẬP QUÁN
Phong tục tập quán ngày Tết Nhật Bản

Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Nhật là khi chào đón vị thần Toshigamisama đến thăm nhà. Những phong tục tập quán đón Tết của Nhật Bản cũng ít nhiều có những điểm tương đồng với các nước châu Á khác và cũng có những nét đặc sắc riêng của mình.
Trước khi Tết đến, mọi nhà đều trang trí cây Tùng (kadomatsu) trước cửa. Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây Tùng này. Ngày xưa người ta thường dựng cây Tùng vào ngày 13/12 là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón Tết. Còn gần đây là ngày 27 hoặc 28 nhưng người ta tránh không dựng cây Tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa. Ngày 29 có số 9 trong tiếng Nhật cùng âm đọc với chữ “khổ”, còn trang trí cây vào đêm giao thừa được gọi là Hitoyokazari được hiểu là chỉ nghênh đón thần trong một đêm nên bị cho là thất lễ.

Ngoài ra trên khung cửa của không ít gia đình Nhật còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng… Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già; quả quýt màu da cam, có âm đọc giống như "đời đời" trong tiếng Nhật, tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng; thừng bện bằng cỏ được treo ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma. Ngoài ra, người Nhật thường lấy tôm hùm làm đồ trang sức vì nó có hình dạng giống như cụ già khom lưng, ví với cảnh giàu sang phú quý, cả nhà trường thọ Để đón Tết người Nhật cũng làm vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ vào những ngày cuối năm, tiếng Nhật gọi là “Osouji”. Lần vệ sinh này sẽ làm sạch tất cả mọi ngóc ngách nhỏ nhất trong nhà mà quanh năm không có thời gian để dọn dẹp. Trong khi đó, các bà mẹ cũng chuẩn bị những món ăn ngày Tết như làm bánh Tết và nấu món ăn tổng hợp.  Bánh Tết tượng trưng cho sự may mắn, được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết. Làm bánh trong ngày 29 bị cho rằng ắt phải ăn bánh khổ, nghĩa là quanh năm phải nếm trải khổ đau. Món ăn quan trọng nhất của năm mới là “món Tết” và “đồ nấu tổng hợp”. Món Tết thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ… Người Nhật dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng này để ăn tết là xuất phát từ tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành.

Bánh tết thập cẩm và món ragu khoai sọ, cà rốt, rau xanh nấu lẫn trong một nồi càng giàu ý nghĩa tượng trưng hơn. Đây là những đồ cúng, đồng thời cũng là món ăn dành cho nhiều người, để nhiều người được hưởng lộc thần linh và niềm sung sướng. Những lát cà rốt tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó hòa thuận của mọi thành viên trong gia đình. Còn những của khoai sọ tượng trưng cho sức mạnh tẩy trừ tà khí.
Đêm 30 Tết, cả nhà quây quần ăn bữa tất niên, rồi cùng ngồi đón giao thừa. Đúng 12 giờ đêm, tiếng chuông nhà chùa thông qua kênh truyền hình truyền đi khắp cả nước. Người Nhật tin rằng 108 tiếng chuông chùa sẽ xua đuổi 108 con quỷ sứ. Trong tiếng chuông ngân nga, mọi người chúc tụng nhau và cùng ngồi vào chỗ của mình. Chủ nhà ngồi trên cùng, rút quạt ra tuyên đọc lời chúc mừng năm mới, cả nhà đồng thanh chúc tụng, sau đó cùng ăn bánh tết, uống rượu thần.

Người ta tin rằng vị thần Toshigamisama sẽ truyền cho gia chủ một nguồn sinh lực mới vào những chiếc bánh Tết nên sau khi cúng thần, những chiếc bánh này sẽ được chia ra cho mọi người cùng thưởng thức để tiếp nhận nguồn sinh l ực. Nguồn sinh lực này được gọi là toshidama có nghĩa là sức mạnh của thần Toshigamisama. Đây cũng chính là nguồn gốc của toshidama có nghĩa là lì xì. Người ta thường cho quà, bánh hoặc tiền cho trẻ con khi chúng đến thăm và chúc Tết để cầu mong cho chúng được khỏe mạnh, gia tộc được an khang thịnh vượng.

Xuất hành đầu năm, đi lễ chùa, cầu may cho cả năm cũng là một công việc trọng đại của người Nhật Bản. Tiếng Nhật gọi là Hatsumoude. Mỗi năm sẽ có một hướng tốt khác nhau gọi là ehou nên mỗi năm người ta chỉ đi đền chùa ở hướng tốt của năm đó thôi. Khi viếng chùa, việc đầu tiên là rửa tay và súc miệng. Sau đó người đi lễ sẽ tiến đến tung vào hòm công đức trước điện thờ mấy đồng tiền, gọi là tiền hương hoa dâng lên thần phật, chắp tay lạy 2 lễ, vỗ tay 2 phát, chắp tay lại cầu nguyện và cuối cùng lạy 1 lễ. Hành lễ xong, mọi người nộp tiền rút thẻ hoặc mua một mũi tên thần, cầu mong thần linh che chở cho mình được sống một năm yên ổn.
Kể từ mồng 1 trở đi, cấp dưới đi chúc Tết cấp trên, bạn bè thân thích và bà con phường xóm cùng chúc tết lẫn nhau, người đi kẻ lại vô cùng tấp nập. Người Nhật coi đây là cuộc thăm viếng đầu Xuân, và gọi 3 ngày đầu tháng giêng là “ba ngày chúc tụng”. Tháng giêng trở thành tháng hòa thuận. Nhà nhà đều để sổ ký tên và bút chì trước cổng, khách đi chúc Tết sẽ để lại địa chỉ hoặc gài danh thiếp vào trong cuốn sổ, ý nói đã đến nhà. Cũng có người khi đi chúc Tết mang theo nhiều chiếc khăn tay nhỏ có đề tên mình, tặng cho mỗi nhà một chiếc.

Tặng nhau thiếp mừng năm mới cũng là nét đặc sắc trong phong tục đón mừng năm mới của người Nhật. Nhật Bản là nước phát hành thiếp chúc mừng năm mới nhiều nhất trên thế giới. Phương pháp đưa thiếp mừng của bưu điện Nhật rất đặc biệt. Trước hết tập trung toàn bộ các thiếp chúc mừng năm mới rồi đem gửi đến nhà người nhận vào đúng ngày mồng 1 Tết. Ngày này, mọi người ngồi ngắm những tấm thiếp chúc tết muôn hình muôn vẻ từ mọi nơi gửi đến, ôn lại quá khứ, chờ đón tương lai. Đây quả thực là sự hưởng thụ đặc biệt.  Thiếp chúc mừng năm mới khởi nguồn từ Trung Quốc, nhưng người Nhật Bản đã sáng tạo thêm tục lệ mà Trung Quốc không có, đó là nếu năm ấy trong nhà có người qua đời, họ sẽ không được nhận hay gửi thiệp năm mới cho bất kỳ ai. Tập tục này ra đời từ Phật giáo. Phật giáo chủ trương, trong thời kỳ để tang không đến những nơi vui chơi giải trí, không ồn ào ầm ĩ hoặc chè chén linh đình, mà cầu nguyện cho người chết vào chốn vĩnh hằng bằng sự tĩnh tâm và việc làm thầm lặng của mình.

Đến ngày mồng 4 tháng giêng, các cơ quan, xí nghiệp bắt đầu làm việc. Ngày này, các công sở, công ty đều chuẩn bị bữa tiệc đơn giản để các đồng sự nâng cốc chúc nhau. Sau đó, mọi người lại trở về với những công việc thường ngày.
                                                                                                                              Sưu tầm
ST.
MS. NGỌC
-->Đọc thêm...

Phong tục đón năm mới của Nhật bản


Phong tục đón năm mới của Nhật bản

Nhật bản là nước Châu Á đầu tiên du nhập văn hóa phương Tây vào ngay đầu năm 1868 với cuộc cải cách Duy Tân mang tên Thiên Hoàng Minh Trị. Cũng do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên mọi người Nhật từ lâu đã không đón không khí năm mới theo thời gian âm lịch như Việt Nam và Trung Quốc hay một số các nước Châu Á khác.
Hatsumode
Hatsumode
Tuy nhiên thì điều đáng nói ở đây là dù cuộc sống rất hiện đại và thời gian ngày Tết cũng như các lễ hội được điều chỉnh theo lịch dương nhưng họ vẫn giữ nguyên phong tục truyền thống của Nhật bản.
Một số các phong tục đón năm mới của người Nhật như:
1. Tiệc tiễn năm cũ
Thông thường thì người Nhật làm đến 30/12. Ngày đó, các công sở thường tổ chức ăn uống tiễn năm cũ. Những bữa tiệc như vậy được gọi là Bounenkai (tạm dịch là bữa tiệc để quên đi những vất vả và khó khăn của năm cũ). Trên thực tế, Bounenkai thường diễn ra từ những ngày đầu của tuần cuối cùng năm cũ.
Tiệc tiễn năm cũ của Nhật bản
Tiệc tiễn năm cũ của Nhật bản
Cuối năm là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm nên họ có tiền để chi tiêu thoải mái. Các bữa tiệc Bounenkai theo đó trở nên rất hoành tráng và các nhà hàng thường rất đông khách. Sau bữa tiệc, ai về nhà nấy người thì đi du lịch nước ngoài, người thì cùng gia đình về thăm bố mẹ ở quê. Những người khác thì đón năm mới ở nhà vì thế phố xá trở nên vắng vẻ lạ thường.
2. Lau rửa nhà cửa, trang trí đón năm mới
Đón năm mới, người Nhật có tục lệ gọi là Susuharai lau rửa nhà cửa cả trong lẫn ngoài sạch sẽ để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, đón năm mới. Cũng như vậy, vào ngày cuối cùng ở trường học trước khi nghỉ đông, học sinh cũng phải làm tổng vệ sinh (Oosouji) để trường sẵn sàng đón năm mới và hầu hết các công ty cũng dành ngày làm việc cuối năm để dọn dẹp. Mục đích của công việc này là để sẵn sàng đón năm mới với mọi thứ, cả về tinh thần và thể chất trong trạng thái tươi mới, sạch sẽ.
Sau khi dọn dẹp xong, người Nhật trang trí Kadomatsu ở hai bên cửa nhà để đón may mắn. Kadomatsu là 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Số đoạn trên cành thông phải lẻ chứ không được chẵn bởi theo quan niệm xa xưa thì hạnh phúc không thể chia được và cứ mãi mãi được duy trì, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để chấm dứt.
Dọn dẹp nhà của đón năm mới tại Nhật bản
Dọn dẹp nhà của đón năm mới tại Nhật bản
Ngoài ra, lý do dùng cành thông để trang trí là vì trong mùa đông, thông vẫn xanh tươi, tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống. Đồng thời lá thông sắc nhọn có thể diệt trừ ma quỷ, Kadomatsu có hình giống cái thang để vị thần của năm mới (thần Toshigami) xuống hạ giới đem may mắn đến cho nhà nhà, người người.
Dưới vòm cửa hay trên bàn thờ, người ta treo Shimekazari, Shimekazari là một loại trang trí để ngăn không cho quỷ lai vãng vào địa phận nhà, tương tự như tục cắm cây nêu ngày Tết của Việt Nam.
Ngày nay, người ta không chỉ treo Shimekazari trước cửa nhà mà còn treo trước tàu, xe, các phương tiện đi lại với hy vọng nó sẽ giúp tài xế tránh khỏi tai nạn, Kadomatsu và Shimekazari được trang trí cho đến hết ngày mùng 7-1 và sau đó, theo tục lệ, người ta sẽ mang đến chùa để đốt như hình thức hóa vàng của người Việt. Hiện nay, nhiều gia đình thường không mang đến chùa mà tự đốt ngay tại nhà của mình.
3. Ăn mỳ, đi lễ trong đêm tất niên
Vào ngày 31/12 là đêm tất niên (Oomisoka), là ngày quan trọng trong truyền thống của người Nhật vì đây là ngày cuối cùng của năm cũ. Sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa trong ngày, vào đêm giao thừa, người Nhật sẽ ăn một bữa tối hoành tráng nhất trong năm. Bữa tối này thường diễn ra vào khoảng 10h hay 11h đêm tại nhà, mọi người quây quần lần cuối cùng trong năm cũ, cùng nhau ăn Toshikoshi-Soba.
Ăn mỳ tất niên tại Nhật bản
Ăn mỳ tất niên tại Nhật bản
Đây là phong tục truyền thống dựa trên liên tưởng về việc ăn những sợi mỳ dài có ý nghĩa “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới” – ý nghĩa của từ Toshikoshi. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.
Kouhaku Uta Gassen
Kouhaku Uta Gassen
Cùng lúc này, nhiều kênh truyền hình của Nhật phát các chương trình ca nhạc, hài kịch… Chương trình Kouhaku Uta Gassen (tạm dịch là “Đại nhạc hội tranh tài Hồng – Bạch”) được khởi xướng từ năm 1951 là một trong những chương trình truyền hình phát trên NHK được đón xem nhiều nhất ở Nhật. Chương trình này mời các ca sỹ, nhóm nhạc thuộc mọi thể loại nhạc nổi tiếng nhất trong năm tham gia.
Các nghệ sỹ được chia làm hai đội, nam ở đội Bạch, nữ ở đội Hồng, họ sẽ biểu diễn xen kẽ nhau để chiếm được trái tim khán giả trong suốt buổi tối. Khán giả và một ban hội thẩm mà thành viên thường là các nhân vật nổi tiếng trong năm ở các lĩnh vực khác ngoài âm nhạc được yêu cầu bầu chọn để quyết định đội nào hát tốt hơn. Đội chiến thắng sẽ nhận được một chiếc cúp và lá cờ chiến thắng, chương trình thường kéo dài khoảng 5 tiếng, từ 7h30 đến 11h45.
Kết thúc bữa cơm tất niên, gần thời điểm giao thừa, rất nhiều người đổ về các đền điện hay chùa chiền gần nhà để thực hiện nghi lễ Ninenmairi. Ninen có nghĩa là 2 năm, còn Mairi có nghĩa là đi để cầu nguyện, ở khắp Nhật Bản, các đền thờ Shinto chuẩn bị amazake (một loại rượu truyền thống nhẹ, có vị ngọt) để phát cho các đám đông vào lúc nửa đêm. Lúc này, chuông lớn ở các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau cất tiếng. Người ta đẩy một cây gỗ lớn treo trước cái chuông húc vào chuông làm vang lên âm thanh như tiếng cồng.
Tiếng chuông vang lên 108 lần để xua đi 108 ham muốn trần tục khiến con người phải khổ sở, theo như lời răn của đạo Phật. Âm thanh sâu và trầm của tiếng chuông vang đi hàng vạn dặm qua bầu không khí đêm khô và lạnh, thông báo năm cũ đã kết thúc và chào mừng năm mới.
Đánh 108 tiếng chuông vào năm mới tại Nhật
Hiện nay, rất nhiều ngôi chùa ở Nhật dành việc đánh chuông cho 108 người dân đến lễ chùa sớm nhất ở thời điểm đó. Được là một trong 108 người gióng lên hồi chuông báo hiệu sự chuyển giao là mong muốn của rất nhiều người Nhật vì đó là dấu hiệu may mắn đầu tiên ngay trước thềm năm mới.
Đi lễ chùa vào năm mới tại Nhật bản
Đi lễ chùa vào năm mới tại Nhật bản
Sau khi lễ chùa, cầu mong thần phù hộ cho năm mới vô sự, an khang, trước khi về, người ta thường rút quẻ (Omikuji). Nội dung của quẻ dù là lành hay hung đều có lời khuyên hay bài học.
Người Nhật có tập quán khi rút được quẻ lành thì mang về, nếu rút phải quẻ hung thì buộc lên cành cây như một lời hứa với vị thần rằng sẽ cố gắng hành động theo lời khuyên của thần. Đối với các gia đình hay cá nhân không đi lễ chùa vào đúng thời điểm giao thừa thì họ có thể đi thăm đền chùa vào những ngày tiếp theo trong dịp Tết, chuyến viếng thăm đầu tiên trong năm như vậy gọi là Hatsumode.
4. Lễ đón mừng năm mới
Sáng 1/1, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni và món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa. Người Nhật quan niệm, ăn những thứ các vị thần hay tổ tiên đã ăn sẽ tăng thêm sức mạnh.
Osechi
Osechi
Một đồ ăn nữa không thể không nhắc đến trong ngày Tết đó là Osechi, một phần vì quan niệm xa xưa cho rằng nấu nướng trong ba ngày đầu năm mới không tốt cho vị thần bếp, phần vì để giải phóng cho các bà nội trợ khỏi công việc nấu nướng bận rộn trong mấy ngày năm mới nên người Nhật có tục lệ chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là osechi trong một cái hộp lớn để cả nhà cùng ăn. Các siêu thị đều có bán các hộp Osechi như vậy.
Vị của các món Osechi khá đặc biệt vì lẫn cả mặn, ngọt và thông thường là lạnh nên người không quen lúc đầu thấy khó ăn. Thường thì đại gia đình tụ tập ăn uống, cùng trò chuyện và cùng đọc các tấm Nengajou (thiếp chúc mừng năm mới).
Nengajou
Gửi thiếp chúc mừng năm mới cho bạn bè, người quen… là phong tục ai cũng làm ở Nhật và Nengajou giống như bưu thiếp và có số ở trên. Đầu năm mới, nhà nước quay xổ số và những ai nhận được nhiều Nengajou thì có cơ may trúng thưởng nhiều hơn. Bưu điện Nhật thường quy định ngày gửi Nengajou, những Nengajou bỏ đúng thời gian quy định sẽ được chuyển đến người nhận đúng ngày 1/1 bất kể người đó ở nơi nào trên nước Nhật.
Khách đến chơi nhà chủ dịp năm mới thường mừng tuổi cho trẻ con. Ngày nay, có nhiều người thay tiền bằng tặng phiếu mua sách, các phiếu này do các cửa hiệu sách phát hành và người được tặng phiếu có thể dùng phiếu như tiền để mua sách tại các cửa hàng sách nói trên. Làm như vậy, người lớn hướng được trẻ con vào việc đọc sách mà họ nghĩ là có ích cho chúng… Khách ở đây là người thân trong gia đình, họ hàng. Bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên không đến chơi nhà nhau, trừ phi rất hãn hữu được mời hẹn ngày giờ rõ ràng.
5. Bán hàng giá rẻ nhân dịp đầu năm
Sau ngày mùng 1 Tết, sang ngày 2/1, rất nhiều các siêu thị và cửa hàng bách hóa trên khắp nước Nhật mở cửa trở lại để phục vụ khách hàng. Họ cho các mặt hàng kinh doanh của cửa hàng mình vào trong một túi to, bên ngoài in chữ fukubukuro (túi phúc) và bán với giá rẻ bất ngờ nên rất nhiều người Nhật xếp hàng từ sớm để mua cho bằng được. Đó cũng là một tập quán ngày Tết của Nhật.
Đi chợ năm mới tại Nhât bản
6. Tục lệ ăn cháo chay, làm vỡ bánh dày
Ngày 7/1, người Nhật có tục lệ ăn cháo chay Nanakusagayu. Cháo này được nấu từ 7 loại rau quả để cầu chúc sức khỏe.
Làm vỡ bánh dày (Kagamibikari) là tục lệ người Nhật Bản tiến hành vào ngày 11/1. Bánh dày hình gương tượng trưng cho may mắn nên người Nhật không cắt mà làm vỡ bằng búa. Bánh dày vỡ ra được nấu thành chè với đậu đỏ cũng hàm ý mang lại những điều tốt đẹp.
Nanakusagayu
7. Lễ thành nhân
Ngày Lễ thành nhân (Seijin-no-hi) diễn ra vào ngày thứ hai tuần thứ hai của tháng 1, là ngày làm các nghi lễ trang trọng để công nhận và chúc mừng các nam, nữ thanh niên Nhật tròn 20 tuổi trong năm đó. Ngày này thường được tổ chức tại các ngôi đền nổi tiếng ở từng địa phương, nơi các thanh niên đó cư trú. Sau ngày này, nhiều người Nhật mới thực sự cảm giác là hết Tết và trở lại cuộc sống bận rộn thường ngày.
Seijin-no-hi
ST.


MS. NGỌC



-->Đọc thêm...

Phong tục đón Tết Nguyên Đán của Hàn Quốc?


Phong tục đón Tết Nguyên Đán của Hàn Quốc?


Tết Nguyên Đán ở Hàn Quốc là một trong hai lễ hội lớn nhất trong năm cùng với Tết Trung Thu. Câu chúc Tết phổ biến của người Hàn Quốc là: “Say hay boke-mahn he pah du say oh”, có nghĩa “Mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn”.
tet nguyen dan han quoc
Bánh tteokguk (canh bánh gạo)
Giống Việt Nam, năm mới ở Hàn Quốc chính thức bắt đầu tính từ 1/1 âm lịch, nhưng trên thực tế, không khí Tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm.

tet
Các món ăn truyền thống vào dịp Tết của người dân Hàn Quốc
Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma. Đêm giao thừa không ai ngủ vì theo truyền thuyết, nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy. Trong những ngày này, nhà nào cũng treo Bok jo ri (cái xẻng bằng rơm dùng hốt thóc gạo rơi vãi) ngoài cửa với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.

tet

Niềm vui ngày Tết ở Hàn Quốc không thể trọn vẹn nếu thiếu bánh tteokguk (canh bánh gạo). Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo với niềm tin sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Sau nghi lễ, mọi người sẽ cùng nhau ăn những món ăn vừa được dâng lên tổ tiên như: galbijjim (sườn om), japchae (miến trộn rau), bánh xèo, hangwa (bánh mứt kẹo truyền thống) và nhiều món ăn khác được làm từ các loại rau, thịt, cá…

tet

Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống Hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất đề hành lễ thờ cúng tổ tiên.

tet

Với trẻ em Hàn Quốc, Tết còn là dịp chúng được thỏa sức tham gia vào các trò chơi dân gian tổ chức tại những nơi công cộng như: kéo co, thả diều, bập bênh, yutnori (di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, lấy gậy làm xúc xắc), tubo (ném mũi tên vào bình), jegichagi (đá cầu)… Hầu hết những trò chơi, lễ hội văn hóa trong ngày Tết đều dành cho trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ các em và du khách đều có thể tham gia một cách vui vẻ.

tettet

 

yume.vn
ST.
MS. NGỌC
-->Đọc thêm...

Văn hoá ăn uống của ngươì Hàn Quốc

Văn hoá ăn uống của ngươì Hàn Quốc
Đã xem:1313 lượt.
Trong văn hóa ăn uống thường ngày của người Hàn Quốc vàngười Việt Nam có những điểm tương đồng và khác biệt, nếu chúng ta chúý tìm hiểu một chút sẽ thấy rất thú vị.
Cả người Hàn và người Việt đều ăn cơm làm từ gạo và sử dụng đũa. Đến bữa ăn, cả gia đình cùng tập trung và ăn chung đĩa thức ăn. Những người ít tuổi hơn mời người lớn tuổi hơn ăn trước và sau khi người lớn tuổi bắt đầu thì người nhỏ tuổi hơn mới bắt đầu ăn.
Ngoài những điểm chung nói chung nói trên thì có rất nhiều điểm khác biệt trong văn hóa ăn uống thường ngày của hai nước. người Hàn thường ăn cơm nấu từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nên cơm rất dẻo, họ còn có cơm ngũ cốc "okok bap" (cơm nấu từ 5 loại ngũ cốc). Trong khi đó, người Việt thường chỉ ăn cơm nấu bằng gạo tẻ và cơm khô hơn một chút, thường vào những ngày đặc biệt thì mới nấu cơm nếp.
Ở Hàn Quốc có rất nhiều loại gia vị, đặc biệt, họ thường sử dụng bột ớt và có loại nước tương "kan chang". Ở Việt Nam, gia vị không thật nhiều nhưng có một loại nước chấm đặc biệt là nước mắm và để cho món ăn có hương vị thơm ngon hơn, khi nấu ăn có nhiều loại rau, củ, quả cho thêm vào như: hành, nghệ, cà chua, dứa, chuối...Ở Hàn, kim chi có nhiều loại đa dạng và thường ăn cùng trong bữa cơm. Còn ở Việt Nam, trong bữa ăn nhất định phải có rau tươi, có thể chế biến nhiều món như: rau luộc, rau xào, canh rau... và cũng có một số món tương tự như kim chi: dưa muối, cà muối, hành muối...
Vào mùa hè, khi ăn cả người Hàn và người Việt đều uống nước nhưng cách thức cũng khác nhau. Người Hàn vừa ăn vừa cầm cốc nước lạnh và uống. Người Việt thì thường chan nước rau luộc hoặc canh vào bát và ăn cùng với cơm, hoặc sau khi ăn sẽ chan nước canh vào bát, uống riêng.
Người Hàn sử dụng cả đũa và thìa nên không cần cầm bát lên. Người Việt thì thường chỉ sử dụng đũa nên dù ăn cơm hay canh cũng cầm bát lên ăn. Vì vậy, cái trôn bát của mình thường cao để người ăn không bị nóng. Cũng vì việc sử dụng thìa, đũa mà người Hàn thường để thức ăn lên bàn, trong khi người Việt mình thương để thức ăn vào mâm rồi có thể đặt trên bàn, trên chiếu, kể cả trên sàn nhà và ngồi ăn. Vẫn còn chuyện liên quan đến thìa, đũa nữa là khi ăn, người Hàn thường có cái để đặt thìa đũa lên, gọi là "sut ka rak bat schim" còn người Việt thường để đũa trên mâm hoặc trên bát.
 
Sau khi ăn, người Hàn không bao giờ bỏ đi thức ăn thừa mà cất cẩn thận để sau đó ăn tiếp. Tại sao lại như vậy ? mấy chục năm trước người Hàn còn rất khó khăn, vì vậy họ đã hình thành tính tiết kiệm. Mặt khác, vì người Hàn thường ăn sáng ở nhà nên thức ăn còn lại hôm trước thường để ăn sáng hôm sau. Hiện nay, với cuộc sống hiện đại, người Hàn thường không đi chợ nhiều, họ thường đi một lần, mua rất nhiều thứ và để vào tủ lạnh nên tủ lạnh của họ thường rất to. Người Việt mình thì thường chỉ cất một số món vào trong tủ lạnh, các món rau hay canh thường ăn hết hoặc cho chó, mèo, hoặc bỏ đi. Người Việt Nam thường hôm nào cũng đi chợ, mua những đồ tươi sống để nấu và không thích những thức ăn để lâu trong tủ lạnh. Và người Việt còn có cả thói quen ăn sáng ở ngoài nữa.
Sau khi ăn xong, cả người Hàn và người Việt thường có thói quen ăn hoa quả, gọi là tráng miệng. Sau đó, người Hàn thường uống một loại nước quế, hoặc cà phê còn người Việt mình lại hay uống trà.
Văn hóa ăn uống thường ngày không phải là vấn đề lớnnhưng nếu tìm hiểu một chút cũng thấy có nhiều thú vị. Nó cũng phần nào phản ánh những nét độc đáo của văn hóa hai nước Việt - Hàn.

Sưu tầm
MS. NGỌC
-->Đọc thêm...

Tết truyền thống của người Hàn Quốc


Tết truyền thống của người Hàn Quốc

Bầu chọn
(2 phiếu)
Tết truyền thống của người Hàn Quốc
Hàn Quốc là một đất nước rất đặc biệt: một năm có đến hai ngày Tết, Tết Dương lịch (vào ngày 1 tháng 1, hay còn gọi là Tết Tây), và Tết Âm lịch – Tết Nguyên Đán (rơi vào ngày 3 tháng 2 năm nay) – tương tự hai người hàng xóm Đông Á Nhật Bản và Trung Quốc. Tết Âm lịch – tiếng Hàn gọi là Seol hay Seollal – là Tết lớn hơn, và cũng là một trong hai ngày lễ lớn nhất trong năm của Hàn Quốc cùng với Tết Trung thu (Chuseok).
Đối với người Hàn, Tết Âm lịch là dịp về quê, quây quần cùng gia đình và ăn tteokguk (canh bánh gạo). Với người nước ngoài, đặc biệt là những ai sẵn có hứng thú tìm hiểu văn hóa truyền thống của xứ Hàn, đây là một cơ hội tìm tòi, khám phá.
Truyền thống Tết Nguyên Đán
Hàn Quốc cũng dùng âm lịch như các nước Đông Á khác. Tết Âm lịch thường rơi vào tháng thứ hai tính từ ngày đông chí, nhưng cũng có những năm ngoại lệ. Đây chính là thời điểm bắt đầu một năm âm lịch mới.
Từ xa xưa, người Hàn đã nhân dịp này để cầu phúc và xin tránh tai ương. Ngày nay, ngày Tết thường đi kèm với 3 ngày nghỉ để gia đình thảnh thơi về thăm quê ở các tỉnh lẻ, dẫn đến "hiệu ứng ngày Tết" mang tên minjok daeidong (cuộc di cư ồ ạt) trút thêm bực mình cho những người đã đóng ba lô chuẩn bị lên đường đi du lịch. Nội thành trống không, đường ngoại ô chật ních ô tô và xe buýt đưa người về quê, vé tàu bán hết trong nháy mắt, nên nếu lỡ chậm chân mà phải chuyển sang đi đường ô tô, thì đây hoàn toàn không phải là một lựa chọn đúng đắn trong những ngày này. Tuy nhiên đây cũng là một dịp tốt để khám phá những ga tàu điện ngầm ở những nơi xa xôi hẻo lánh của Seoul.
Những truyền thống gắn liền với ngày Tết Nguyên Đán:
  • Seolbim: Người Hàn mặc áo truyền thống Hanbok vào ngày Tết, thêm chút sắc màu rực rỡ cho ngày đông ảm đạm.
  • Charye: Nhiều người Hàn mở đầu năm mới theo nghi thức nho giáo có tên gọi charye. Cả đại gia đình tụ tập ở nhà người trưởng nam, đồng thời chuẩn bị sẵn một chiếc bàn thấp, trên đó đặt tờ sớ và nhiều món ăn theo nghi lễ. Theo truyền thống, mỗi gia đình sẽ cúng bốn đời ông bà tổ tiên. Sau nghi lễ là đến phần ăn cỗ.
  • Sebae: Những thành viên nhỏ tuổi sẽ lạy những người lớn tuổi trong gia đình để bày tỏ lòng kính ơn. Những người lớn sẽ đáp lại bằng những lời răn dạy (deokdam) hoặc tiền mừng tuổi (sebaetdon). Thời nay, tiền thường được thay bằng phiếu quà tặng.
  • Trò chơi dân gian: Trò chơi dân gian thường chơi trong ngày Tết có yutnori, nghĩa là trò chơi gậy, chơi bằng cách di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, lấy gậy làm xúc xắc, cộng thêm tiếng cổ vũ khiến không khí của trò chơi thường trở nên rất náo nhiệt. Một số trò chơi truyền thống khác có thể kể đến tuho (ném mũi tên vào bình), jegichagi (giống đá cầu), bập bênh hay thả diều.
  • Tteokguk: Niềm vui ngày Tết không thể trọn vẹn nếu thiếu một bát tteokguk – hay canh bánh gạo. Canh được làm bằng cách đun nhiều lát bánh gạo và Canh bánh gạo được người Hàn tin rằng sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai.
vanhoa_tetnguyendan_seolbim
Seolbim (설빔) - Trang phục Tết truyền thống của người Hàn Quốc
vanhoa_tetnguyendan_charye
Charye (차례) - Phong tục cúng ông bà tổ tiên trong dịp Tết truyền thống của người Hàn Quốc
vanhoa_tetnguyendan_sebae
Sebae (세배) - Phong tục cúi lạy người lớn tuổi của người Hàn Quốc
vanhoa_tetnguyendan_jegichagi
Jegichagi (제기차기) - Trò chơi đá cầu trong dịp Tết truyền thống của người Hàn Quốc
vanhoa_tetnguyendan_tteokguk
Tteokguk (떡국) - Canh bánh gạo trong dịp Tết truyền thống của người Hàn Quốc
Tận hưởng ngày Tết
Nhiều địa điểm ở Seoul coi Tết là một cơ hội để quảng bá tập tục ngày lễ của Hàn Quốc đến những người bạn quốc tế.
  • Cung điện: Các cung điện hoàng gia lên chương trình đặc biệt cho dịp Tết, với các trò chơi truyền thống như tuho, hay bập bênh. Cung điện Unhyeongung gần Insa-dong cũng công diễn nhiều màn biểu diễn văn nghệ dân gian.
  • Làng Namsangol Hanok: Danh lam thắng cảnh – ngôi làng của nhà mái ngói này sẽ tổ chức nhiều trò chơi dân gian và nhiều chương trình đặc biệt vui Tết cho khách quốc tế (nhiều hoạt động sẽ yêu cầu phí). Ngoài ra còn có nhiều buổi biểu diễn văn nghệ dân gian. Điện thoại: (02) 2264 – 4412.
  • Biểu diễn nghệ thuật: Các địa điểm như Trung tâm biểu diễn nghệ thuật quốc gia của Hàn Quốc (National Gugak Center) và Nhà hát truyền thống Seoul Namsan (Seoul Namsan Traditional Theater) cũng đem đến nhiều màn biểu diễn nghệ thuật đặc biệt nhân dịp Tết Nguyên Đán.
(Dịch từ tạp chí Seoul Selection)

ST.
MS. NGỌC
-->Đọc thêm...