Được tạo bởi Blogger.

1/07/2013

Tết truyền thống của người Hàn Quốc


Tết truyền thống của người Hàn Quốc

Bầu chọn
(2 phiếu)
Tết truyền thống của người Hàn Quốc
Hàn Quốc là một đất nước rất đặc biệt: một năm có đến hai ngày Tết, Tết Dương lịch (vào ngày 1 tháng 1, hay còn gọi là Tết Tây), và Tết Âm lịch – Tết Nguyên Đán (rơi vào ngày 3 tháng 2 năm nay) – tương tự hai người hàng xóm Đông Á Nhật Bản và Trung Quốc. Tết Âm lịch – tiếng Hàn gọi là Seol hay Seollal – là Tết lớn hơn, và cũng là một trong hai ngày lễ lớn nhất trong năm của Hàn Quốc cùng với Tết Trung thu (Chuseok).
Đối với người Hàn, Tết Âm lịch là dịp về quê, quây quần cùng gia đình và ăn tteokguk (canh bánh gạo). Với người nước ngoài, đặc biệt là những ai sẵn có hứng thú tìm hiểu văn hóa truyền thống của xứ Hàn, đây là một cơ hội tìm tòi, khám phá.
Truyền thống Tết Nguyên Đán
Hàn Quốc cũng dùng âm lịch như các nước Đông Á khác. Tết Âm lịch thường rơi vào tháng thứ hai tính từ ngày đông chí, nhưng cũng có những năm ngoại lệ. Đây chính là thời điểm bắt đầu một năm âm lịch mới.
Từ xa xưa, người Hàn đã nhân dịp này để cầu phúc và xin tránh tai ương. Ngày nay, ngày Tết thường đi kèm với 3 ngày nghỉ để gia đình thảnh thơi về thăm quê ở các tỉnh lẻ, dẫn đến "hiệu ứng ngày Tết" mang tên minjok daeidong (cuộc di cư ồ ạt) trút thêm bực mình cho những người đã đóng ba lô chuẩn bị lên đường đi du lịch. Nội thành trống không, đường ngoại ô chật ních ô tô và xe buýt đưa người về quê, vé tàu bán hết trong nháy mắt, nên nếu lỡ chậm chân mà phải chuyển sang đi đường ô tô, thì đây hoàn toàn không phải là một lựa chọn đúng đắn trong những ngày này. Tuy nhiên đây cũng là một dịp tốt để khám phá những ga tàu điện ngầm ở những nơi xa xôi hẻo lánh của Seoul.
Những truyền thống gắn liền với ngày Tết Nguyên Đán:
  • Seolbim: Người Hàn mặc áo truyền thống Hanbok vào ngày Tết, thêm chút sắc màu rực rỡ cho ngày đông ảm đạm.
  • Charye: Nhiều người Hàn mở đầu năm mới theo nghi thức nho giáo có tên gọi charye. Cả đại gia đình tụ tập ở nhà người trưởng nam, đồng thời chuẩn bị sẵn một chiếc bàn thấp, trên đó đặt tờ sớ và nhiều món ăn theo nghi lễ. Theo truyền thống, mỗi gia đình sẽ cúng bốn đời ông bà tổ tiên. Sau nghi lễ là đến phần ăn cỗ.
  • Sebae: Những thành viên nhỏ tuổi sẽ lạy những người lớn tuổi trong gia đình để bày tỏ lòng kính ơn. Những người lớn sẽ đáp lại bằng những lời răn dạy (deokdam) hoặc tiền mừng tuổi (sebaetdon). Thời nay, tiền thường được thay bằng phiếu quà tặng.
  • Trò chơi dân gian: Trò chơi dân gian thường chơi trong ngày Tết có yutnori, nghĩa là trò chơi gậy, chơi bằng cách di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, lấy gậy làm xúc xắc, cộng thêm tiếng cổ vũ khiến không khí của trò chơi thường trở nên rất náo nhiệt. Một số trò chơi truyền thống khác có thể kể đến tuho (ném mũi tên vào bình), jegichagi (giống đá cầu), bập bênh hay thả diều.
  • Tteokguk: Niềm vui ngày Tết không thể trọn vẹn nếu thiếu một bát tteokguk – hay canh bánh gạo. Canh được làm bằng cách đun nhiều lát bánh gạo và Canh bánh gạo được người Hàn tin rằng sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai.
vanhoa_tetnguyendan_seolbim
Seolbim (설빔) - Trang phục Tết truyền thống của người Hàn Quốc
vanhoa_tetnguyendan_charye
Charye (차례) - Phong tục cúng ông bà tổ tiên trong dịp Tết truyền thống của người Hàn Quốc
vanhoa_tetnguyendan_sebae
Sebae (세배) - Phong tục cúi lạy người lớn tuổi của người Hàn Quốc
vanhoa_tetnguyendan_jegichagi
Jegichagi (제기차기) - Trò chơi đá cầu trong dịp Tết truyền thống của người Hàn Quốc
vanhoa_tetnguyendan_tteokguk
Tteokguk (떡국) - Canh bánh gạo trong dịp Tết truyền thống của người Hàn Quốc
Tận hưởng ngày Tết
Nhiều địa điểm ở Seoul coi Tết là một cơ hội để quảng bá tập tục ngày lễ của Hàn Quốc đến những người bạn quốc tế.
  • Cung điện: Các cung điện hoàng gia lên chương trình đặc biệt cho dịp Tết, với các trò chơi truyền thống như tuho, hay bập bênh. Cung điện Unhyeongung gần Insa-dong cũng công diễn nhiều màn biểu diễn văn nghệ dân gian.
  • Làng Namsangol Hanok: Danh lam thắng cảnh – ngôi làng của nhà mái ngói này sẽ tổ chức nhiều trò chơi dân gian và nhiều chương trình đặc biệt vui Tết cho khách quốc tế (nhiều hoạt động sẽ yêu cầu phí). Ngoài ra còn có nhiều buổi biểu diễn văn nghệ dân gian. Điện thoại: (02) 2264 – 4412.
  • Biểu diễn nghệ thuật: Các địa điểm như Trung tâm biểu diễn nghệ thuật quốc gia của Hàn Quốc (National Gugak Center) và Nhà hát truyền thống Seoul Namsan (Seoul Namsan Traditional Theater) cũng đem đến nhiều màn biểu diễn nghệ thuật đặc biệt nhân dịp Tết Nguyên Đán.
(Dịch từ tạp chí Seoul Selection)

ST.
MS. NGỌC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét