Được tạo bởi Blogger.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi - Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi - Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi

Nhà Hàng Nhật Hàn Sura Sushi - Sự giao thoa ẩm thực Nhật Hàn.

12/01/2012

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT ẨM THỰC NHẬT BẢN

Trước khi ăn người Nhật thường nói “itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama deshita” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”.
Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật hiện nay như thế nào?

Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng. Thập kỷ trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật. Tại đa số các trường tiểu học, trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn khẩu vị truyền thống của Nhật. Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây như là xúc xích (hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng.

Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không?

Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan . Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn. Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso), và rau muối. Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa.
Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và các loại mì sợi (pasta) cho bữa trưa. Bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì. Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần.

Người Nhật thích ăn món gì nhất?

Thói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi nhiều nhất là xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti). Những món ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà. Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki (món lẩu thịt bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống của người Nhật thì tất nhiên rất phổ biến ở Nhật (tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày).




Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào?

Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là món Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu (Soy-sauce) và với cây cải ngựa đã băm nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi, tuy nhiên để chuẩn bị món Sushi đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho nên người Nhật ít làm món này tại nhà. Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít muối rắc phía trên. Trừ cá nạc thịt như là cá ngừ Califoni thì tất cả các loại cá khác đều có thể chế biến theo cách này. Teriyaki là cách chế biến cá bằng cách ướp thịt cá đã lóc xương bằng nước xì dầu (Soy-sauce) và vừa phết mỡ vừa nướng. Đôi khi người ta cũng luộc cá với xì dầu (Soy-sauce) hoặc Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Những loài cá có nhiều mỡ như là cá thu thường được chế biến theo kiểu này. Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng như cá hồi thường được rán kỹ, tức là chế biến theo món Tempura (tôm, rau tẩm bột rán). Các cách chế biến cá theo kiểu phương Tây như là món meunière cũng xuất hiện trong thực đơn của người Nhật tuy nhiên các món ăn truyền thống của Nhật thì vẫn được chế biến theo các cách đã nói ở trên.

Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?

Shoyu (Sho là chữ “tương” nghĩa là nước tương, yu là chữ “du” nghĩa là “dầu”, “dầu ăn”) bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568), và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật. Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio, được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật. Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này. Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.

Miso được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ?

Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ chung với muối và men cho nó lên men, lưu ở dạng đặc quánh. Miso, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso. Miso được làm từ đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và đậu). Có người nói rằng vào khoảng thế kỷ 15, 16 Miso đã từng được chế biến tại các ngôi đền và được coi là một loại lương thực quan trọng cho quân lính khi có chiến tranh. Cũng giống như Shoyu, Miso trở nên phổ biến đối với người Nhật vào khoảng thời kỳ Muromachi (1333-1568).

Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe?

Đậu phụ (Tofu) được làm từ đỗ tương, chứa rất nhiều chất đạm (Protein), can xi, ka li và vitamin B, được coi là có lợi cho sức khỏe bởi vì nó không chứa nhiều chất béo như thịt, sữa, đồng thời hàm lượng ca lo cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất đạm mà nó cung cấp. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền tới Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Khi ăn sống thì vì đậu phụ có vị nhạt nên nó thường được dùng kèm với các gia vị khác như là hành lá thái nhỏ và gừng đã nghiền nhỏ, và với một ít nước chấm rưới lên trên. Về cách chế biến thì đậu phụ được nói là có hàng trăm cách chế biến khác nhau.

Thế nào là cách cầm đũa đúng?

Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng. Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu. Sự khác nhau giữa đũa Nhật và đũa Việt Nam: một điều chú ý là đũa Nhật khác đũa Việt Nam ở chỗ là đầu của đũa Nhật nhọn và nhỏ hơn rất nhiều so với phần trên của đũa.

Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?

Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày. Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.

Theo gieo.wordpress.com

ST.
MS. NGOC
-->Đọc thêm...

THƯỞNG THỨC ĐỒ ĂN ĐƯỜNG PHỐ Ở HÀN QUỐC


Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc


Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn QuốcXứ sở Hàn Quốc xinh đẹp sẽ không hề làm bạn thất vọng khi dạo vòng quanh những con đường ở nơi đây, những điều ghi lại trong tâm trí bạn sẽ không chỉ là những con đường lá vàng thơ mộng, những chiếc cầu tuyệt đẹp, những tòa nhà cao lớn… mà còn là những hương vị đáng nhớ mà bạn khó tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. 
Lắng nghe những lời tâm sự của những người du khách khi được hỏi về chuyến du lịch của họ tại Hàn Quốc, điều mà họ nhớ nhất đó chính là những món ăn Hàn Quốc. Điều đặc biệt đó là những món ăn để lại ấn tượng nơi họ không phải là những món ăn tại những nhà hàng đắt tiền sang trọng mà lại ở những nơi bình dân nhất như các khu chợ hay ngay trên những vỉa hè. Thật sự rất thú vị khi bạn đi du lịch trên phố và khám phá những “đặc sản” được bày bán nơi vỉa hè. Một menu với những món ăn sang trọng và đắt tiền thật sự không cần thiết; tất cả những gì bạn cần là chọn bất kì một thứ gì có vẻ ăn được và trông bắt mắt ở trên phố. Không chỉ vậy, nếu thưởng thức những thức ăn của người địa phương, bạn sẽ còn học thêm được rất nhiều điều về nơi mà họ sinh sống cũng như những phong tục tập quán của họ. Chúng mình cùng tìm hiểu xem những món ăn để lại ấn tượng sâu sắc với du khách mỗi khi họ đi dạo trên Seoul nhé!
Những món ăn đầu tiên được nhắc tới trong danh sách này chính là những món ăn dân dã và vô cùng phổ biến mà bạn có thể mua được tại bất kì góc phố nào ở thành phố Seoul. Chắc hẳn những cái tên tteokbokki, sundae, gunmandu, và eomuk đã khá quen thuộc đối với những bạn ưa thích ẩm thực Hàn Quốc. Tteokbokki được chế biến từ món bánh gạo mang tên garaetteok xào cùng với tương ớt cay (được gọi là gochujang), vì vậy tteokbokki thường rất cay và ngon hơn khi ăn nóng.
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Sundae (được làm bằng ruột lợn nhồi dangmyeon, lúa mạch, tiết lợn, một số biến thể có thêm lá tía tô, hành lá và doenjang, gạo nếp, kim chi, mầm đậu tương… món này có hình dáng gần giống với món dồi lợn ở Việt Nam) và gunmandu (bánh bao rán) cùng với một bát đầy súp eomuk nóng hổi (chả cá) trong một ngày giá lạnh của xứ Hàn là món ăn khoải khẩu của rất nhiều người Hàn Quốc đặc biệt là những nữ sinh tại đây. Những người bán hàng thường tập trung ở các ga tàu điện ngầm nhưng với món tteokbokki thì bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ở nhà ga Sinchon và đại học Hongik, nơi tập trung chủ yếu của những quầy hàng tteokbokki.
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Món chả cá xiên rất hay xuất hiện trong các phim Hàn Quốc.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, họ thường không ăn nội tạng của động vật, nhưng nếu dạo quanh Seoul, bạn sẽ bắt món gopchang, được làm từ những phần ruột non của bò hay lợn. Món gopchang rán thường được bán cùng với sundae rán tại rất nhiều quầy hàng tập trung gần khu vực sân vận động Dongdaemun. Gopchang nổi tiếng bởi hương vị đặc trưng và giá thành khá rẻ, đặc biệt sẽ không còn gì bằng nếu thưởng thức gopchang cùng với rượu Soju – loại rượu nổi tiếng của Hàn Quốc.
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Nếu bạn muốn ăn no cho bữa trưa, hay bữa tối khi bạn đang đi dạo trên đường phố, bạn có thể tìm kiếm món bánh mì nướng với 2 lát bánh mì kẹp bên trong là trứng rán cùng với những loại rau củ được thái lát ví dụ như là hành tây và cà rốt. Đây là một món ăn ưa thích của những người lao động và được bán rất nhiều ở những ga tàu điện ngầm.
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Nhắc tới Hàn quốc, không thể không nhắc tới gimbap, món ăn hầu như có mặt ở khắp mọi nơi, cho dù là ở các nhà hàng lớn, siêu thị hay ngay cả những quầy hàng nhỏ ven đường. Món cơm cuốn này được cuộn bởi lá rong biển bên trong là cơm, dưa chuột, củ cải, trứng, chả cá, thịt lợn hoặc thị bò, cà rốt, rau chân vịt… Gimbap được tạo thành với rất nhiều hình dáng khác nhau, có những loại gimbap hình tam giác rất lớn nhưng cũng có những loại bimbap chỉ nhỏ cỡ ngón tay. Nếu bạn tìm đến với khu chợ Gwangjang gần sông Cheonggyecheon và bạn sẽ thấy rất nhiều cửa hàng bán gimbap nổi tiếng với chỉ 2000 Won (khoảng 27K tiền Việt) một đĩa gipbap. Nơi đây còn có những lời đồn vui rằng gimbap còn dễ bị nghiện hơn cả heroin. Dĩ nhiên, đây chỉ là một lời nói vui của những người dân nơi đây.
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Tại những đường phố Seoul còn có một món ăn rất hấp dẫn đối với các chị em phụ nữ vì chúng cung cấp ít calo, mà lại rất ngon. Đó chính là món ppeongtwigi, được biết đến là một món gạo nổ, gần giống với bỏng ngô của người phương Tây. Có rất nhiều loại ppeongtwigi được tìm thấy trên phố bao gồm tuibap, được làm từ gạo, gangnaengi, được làm từ ngô và tteok ppeongtwigi được làm từ gạo sau đó làm thành bánh.
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Ghé qua khu chợ Myeongdong nổi tiếng, bạn sẽ được thưởng thức một món ăn vô cùng lạ miệng, đó chính là kem mềm. Chiếc kem mềm ở nơi đây đặc biệt nổi tiếng bởi chúng dài tới 32cm, gấp 3 lần những chiếc kem bình thường. Có lẽ chính vì thế mà kể cả khi mùa đông đến, nơi đây vẫn luôn thu hút được đông đảo khách hàng. Nếu bạn không thể tìm được tới Myeongdong, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy món kem mềm tại gần những cửa hàng và siêu thị ở các con phố lớn, với giá chỉ dao động từ 1000W đến 1500W (khoảng 18k đến 27k).
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Vào những ngày lễ hay cuối tuần, khu vực cửa hàng Tongin ở Insadong tập trung rất đông người đến đây để xem mật ong được trải ra và quay tròn trong một cục mật ong cùng muối cho đến khi chúng tạo thành một thứ như lụa và được cuốn lại thành những tổ kén với tên gọi là Kkultaraeyeot (hay còn gọi là Yongsuyeom). Đây là một món ăn đặc sản của Insadong, kkultaraeyeot thường được trộn cùng với hạnh nhân, cocoa, lạc và quả óc chó.
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Hình ảnh một quầy hàng bán Kkultaraeyeot.
Một món ăn nhẹ độc nhất vô nhị của Hàn Quốc được làm từ bột mì nhào kĩ và ở trong được độn với đường nâu, quế, vừng và lạc được nghiền nhỏ, chính là hotteok. Bột mì được nhào kĩ và được dát mỏng thành những miếng lớn hình tròn. Một trong những cửa hàng nổi tiếng bán hotteok là cửa hàng bán hotteok ngô được bán tại Teolbone ở Insadong. Những người bán hotteok còn được tìm thấy nhiều ở những nơi đông đúc hoặc có lễ hội như là khu vực chợ Namdaemun.
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Cận cảnh chiếc bánh hotteok.
Ở Hàn Quốc còn có một món ăn đã khá “có tuổi” đã được lớp trẻ ưa thích từ những năm 70, 80 cho đến nay. Món ăn có tên gọi là Dalgona Ppopgi, một món ăn nhẹ vô cùng phổ biến, được làm từ đường đun chảy cùng với soda nướng, nghe rất lạ phải không các bạn? Món này hiện nay vẫn được bán tại Insadong hay khu siêu thị Hyundai ở Sinchon.
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Đường phố Hàn Quốc dường như rất phong phú, nếu không biết bạn có thể nhầm tưởng rằng đang thưởng thức món “Satay” của Thái Lan khi nếm thử món gà: Chicken kkochi của Hàn Quốc. Món ăn này thực chất là món thịt gà nướng thường được sử dụng với loại tương ớt gojuchang đặc trưng của Hàn Quốc. Món thịt gà nướng này được ăn kèm với bánh gạo và xúc xích hoặc thịt gà và bạn có thể ăn bất kì thứ gì bạn muốn. Và nếu có cơ hội ghé thăm đất nước này, bạn hãy nhớ ghé qua một cửa hàng bán món gà kkochi rất nổi tiếng gần khu vực ga Apgujeong.
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Hai món ăn cuối cùng được đề cập đến trong danh sách này chính là món Hot Bar và HotDog, được làm từ cá băm rán kĩ và được trộn cùng với nhiều loại rau quả băm nhỏ thường được sử dụng với khá nhiều loại nước chấm bao gồm tương ớt gochujang, mù tạc, và những loại nước chấm tương tự. Món ăn này ăn rất ngon khi còn nóng. Món hotdog thì được làm từ xúc xích tẩm bột và bơ sau đó được rán kĩ cùng với khoai tây thái mỏng, khá giống với món xúc xích ngô của người Mỹ. Hot Bar và hotdog được bán nhiều ở những khu vực đông dân và có nhiều học sinh như là khu vực ga Gangnam và trường đại học Ewha.
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Loanh quanh thưởng thức đồ ăn đường phố ở Hàn Quốc
Sẽ thật tuyệt nếu đi dạo quanh trên phố và thưởng thức những món ăn đặc biệt ở nơi đây. Nếu có dịp ghé thăm Hàn Quốc, các bạn hãy thử tìm đến những địa chỉ như chúng tớ mách nhỏ ở trên xem sao nhé, biết đâu bạn sẽ tìm được một món ăn yêu thích cho riêng mình!

ST.
MS. NGOC

-->Đọc thêm...

11/30/2012

HƯỚNG DẪN LÀM GIMBAP (CƠM CUỘN)


Gimbap (Cơm cuộn)

Bầu chọn
(2 phiếu)
Gimbap (Cơm cuộn)
Gimbap là món cơm trắng trộn muối và dầu mè rồi cuốn với các món khác trong một lá tảo tía. Gimbap đã trở nên phổ biến từ những năm 1960. Nó rất thích hợp mang theo cho những buổi picnic để làm bữa trưa hay ăn vặt, vì nó rất dễ ăn và có nhiều nguyên liệu cùng hương vị khác nhau.
Thành phần
  • 360g (2 chén) gạo
    500g (2½ chén) nước
    3g (¾ muỗng cà phê) muối
  • 50g cà rốt
    13g (1 muỗng canh) dầu mè
    1g (¼ muỗng cà phê) muối
  • 80g dưa leo; 70g củ cải ngâm giấm
    1g (¼ muỗng cà phê) muối
  • 100g rễ cây ngưu bàng
    13g (1 muỗng canh) dầu ăn
    Giấm pha loãng: 17g (1 muỗng canh) giấm; 200g (1 chén) nước
  • Gia vị ①
    27g (1 ½ muỗng canh) nước tương
    15g (1 muỗng canh) nước
    6g (½ muỗng canh) đường
    5g (1 muỗng cà phê) rượu gạo tinh luyện
  • 80g thịt bò bằm
  • Gia vị ②
    12g (2 muỗng cà phê) nước tương
    2g (½ muỗng cà phê) đường
    2,3g (½ muỗng cà phê) hành baro sắt nhuyễn
    1,4g (¼ muỗng cà phê) tỏi băm
    2g (1 muỗng cà phê) muối mè
    2g (½ muỗng cà phê) dầu mè
    0,1g tiêu xay
    120g (2 quả) trứng
    1g (¼ muỗng cà phê) muối
  • 6g (4 lá) tảo tía khô
  • 26g (2 muỗng canh) dầu ăn
KHỐI LƯỢNG
SAU KHI NẤU
KHỐI LƯỢNG
MỖI PHẦN
NHIỆT ĐỘTHỜI GIAN
GIỮ NHIỆT
THỜI GIAN NẤUBẾP
880kg (4 phần)220g15 ~ 25°C43 phút2 giờNồi 20 cm
Hướng dẫn làm Gimbap - Cơm cuộn
Chuẩn bị
  1. Vo gạo, ngâm nước 30 phút rồi để ráo 10 phút (440g).
  2. Rửa sạch cà rốt rồi gọt vỏ (40g). Cọ rửa sạch dưa leo rồi cắt thành sợi dài 20cm, rộng/dày 0,7cm. Cắt bỏ phần hạt (60g), rắc muối lên để ướp trong 5 phút, sau đó làm khô bằng vải cotton.
  3. Sắt củ cải giấm và cà rốt thành sợi dài 20cm, rộng/dày 0,7cm.
  4. Lột vỏ rễ ngưu bàng (86g), sắt thành sợi cùng cỡ với cà rốt, ngâm trong nước giấm pha loãng 2 phút.
  5. Làm sạch tiết bò bằng vải cotton rồi ướp với gia vị ② (70g).
  6. Đánh trứng và muối.
Cách làm
  1. Cho gạo và nước vào nồi nấu với lửa lớn 4 phút, để sôi thêm 4 phút nữa. Sau đó giảm xuống lửa vừa nấu 3 phút. Khi gạo nở thì giảm nhỏ lửa rồi nấu 10 phút (730g). Ướp với muối và dầu mè.
  2. Làm nóng chảo dầu, xào cà rốt và dưa leo lần lượt trong 30 giây, lửa lớn.
  3. Xào rễ ngưu bàng với lửa vừa 3 phút. Thêm gia vị ① vào rồi để lửa nhỏ xào 10 phút nữa.
  4. Xào thịt bò 2 phút, lửa vừa.
  5. Chiên trứng ở lửa nhỏ 3 phút rồi lật lại chiên 2 phút nữa. Sắt thành sợi dài 20cm và rộng 1cm.
  6. Nướng sơ tảo tía với nhiệt độ thấp. Dàn đều một lớp cơm (150g) lên lá tảo và xếp cà rốt, dưa leo, củ cải giấm. Rễ ngưu bàng, thịt bò và trứng vào giữa. Cuốn lá tảo lại thành cuộn có đường kính 3~4cm. Sắt thành từng khoanh rộng 1,5cm.
THỜI GIANCÔNG ĐOẠNMỨC ĐỘ LỬA
Chuẩn bịNgâm gạo, chuẩn bị các nguyên liệu.
Phút đầu tiênNấu cơm.Lửa lớn 8 phút Lửa vừa 3 phút Lửa nhỏ 10 phút
Phút thứ 30Xào cà rốt và dưa leo.
Xào rễ ngưu bàng.
Lửa lớn 1 phút
Lửa vừa 5 phút Lửa nhỏ 10 phút
Phút thứ 50Nướng lá tảo.Lửa nhỏ 5 phút
Phút thứ 60Cuộn cơm và các món trong lá tảo, sắt khoanh.
* Mẹo: Có thể sử dụng thịt cá luộc, thanh cua, cá ngừ, kimchi và bí ngòi để làm nhân.
(Koreataste.org)
ST.
MS. NGOC
-->Đọc thêm...

11/28/2012

Một Giáng Sinh rất Hàn Quốc


Một Giáng Sinh rất Hàn Quốc

Bầu chọn
(1 phiếu)
Giáng Sinh ở Hàn QuốcGiáng Sinh ở Hàn QuốcẢnh: Internet
Đối với những người ngoại quốc đang sinh sống tại Hàn Quốc, đặc biệt với những người đến từ các nước phương Tây, nơi Giáng sinh là ngày lễ quan trọng nhất trong năm, mỗi mùa Noel về lại là một quãng thời gian khó khăn. Lễ Giáng sinh tại Hàn Quốc không có ý nghĩa trọng đại như ý nghĩa của nó tại các nước Tây phương mà hầu như chỉ là một dịp dành cho bạn bè và các đôi tình nhân hơn dành cho gia đình. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, đèn trang trí sẽ được bật sáng trên các con phố và tất cả các trung tâm thương mại đều sẽ có các chương trình khuyến mại hấp dẫn. Tuy vậy, vẫn cần nói rằng, "tinh thần của Lễ Giáng sinh" đâu đó vẫn chưa thể hiện được đầy đủ.
Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một sự vui vẻ, bạn có thể tận hưởng được rất nhiều đặc biệt nếu bạn có a) người ấy bên cạnh, hoặc b) vài người bạn thân cùng sẻ chia.
Tận hưởng Giáng sinh như thế nào lại là một chuyện khác - bạn có thể chọn ở trong nhà, hoặc ra ngoài phố. Hãy cùng xem bạn có thể tận hưởng một mùa Noel đậm chất Hàn Quốc như thế nào.

Ở nhà

* Trang trí cây thông Noel
Cây thông Noel là một truyền thống bắt nguồn từ khu vực Baltic và Đức trong khoảng từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 16. Để tìm được một cây giáng sinh thật ở Hàn Quốc là khá khó khăn (và đa số toà nhà không cho phép mang cây vào nhà bởi dễ gây cháy) nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu sở hữu một cây thông Noel giả. Nếu bạn muốn theo kịp phong cách Hàn Quốc, hãy dùng bokjumeoni (một túi nhỏ bằng lụa mang ý nghĩa Túi Hạnh phúc) hoặc beoseon (tất Hàn Quốc)
* Tổ chức tiệc tại nhà
Hãy nấu món gì ngon ngon cho bạn bè. Sau đó, cùng xem một đĩa DVD nào đó và uống vài ly. Đương nhiên, nếu ngại nấu ăn bởi có quá nhiều việc làm, bạn luôn có thể gọi món bên ngoài - có thể mất kha khá thời gian nếu tuyết rơi ngoài trời.
* Tặng quà
Tặng và nhận quà đã là một truyền thống từ xa xưa trong mỗi dịp Giáng sinh. Các trung tâm thương mại luôn nắm bắt rất tốt điều này, và các chương trình khuyến mại luôn được tung ra trong mỗi dịp Noel. Hãy đến Insa-dong nếu bạn muốn tìm một món quà đậm nét truyền thống Hàn Quốc.
* Xem TV cả ngày
Buồn thay, đây lại là sự lựa chọn phổ biến nhất trong ngày Noel của những người Hàn Quốc còn độc thân. Sẽ luôn là những bộ phim quen thuộc được xem đi xem lại như "Home alone", "Miracle on 34th Street" và "The Nightmare Before Christmas". Cũng có khá nhiều chương trình đặc biệt trong Lễ Giáng sinh dành cho các fan của Làn sóng Hàn.

Ra phố

* Mua một cái bánh vào lúc nửa đêm
Mua một chiếc bánh Giáng sinh trước lúc nửa đêm không phải là sự lựa chọn thông minh, người thông minh sẽ đợi đến lúc nửa đêm, khi các tiệm bánh nổi tiếng nhất hạ giá một nửa. Giá đó cũng đáng để chờ đợi lắm chứ.
* Bữa tiệc của năm 99
Vào lễ Giáng sinh, vài người sẽ nghĩ đến Mannheim Steamroller. Những người khác sẽ nghĩ tới nhạc điện tử và rock. Khu vực Hongdae tổ chức rất nhiều bữa tiệc cho Noel. Nếu bạn hãy còn độc thân, đây sẽ là một dịp tốt để tìm một nửa còn lại - nhiều người đã thành đôi trong dịp Giáng sinh nhiều hơn tất cả các ngày lễ khác trong năm. Nếu bạn nghĩ bạn đã tìm được đúng người, bạn cũng nên chú ý - cũng có khá nhiều cặp đã chia tay ngay sau Giáng sinh. Hãy xem mục Du lịch thủ đô Seoul để biết thêm chi tiết.
* Đến nhà thờ
Việc chúa Jesus có thực sự được sinh ra vào ngày 25/12 hay không vẫn còn là một vấn đề tranh luận, và một số nhà thờ Chính thống phương Đông kỉ niệm ngày này dựa theo lịch Julian. Tuy vậy, với nhiều người Hàn Quốc theo đạo Thiên chúa, ngày 25/12 là ngày kỉ niệm chúa Jesus ra đời, thường tại nhà thờ. Hầu hết nhà thờ đều có dịch vụ đặc biệt trong Đêm Giáng sinh và Lễ Giáng sinh, thường là đồ ăn, thánh ca và nhiều phong tục khác. Một số nhà thờ, như Nhà thờ Thiên chúa Myeongdong và Nhà thờ Anh giáo Seoul cũng có các dịch vụ bằng tiếng Anh.

PHONG TỤC TẶNG QUÀ TẠI HÀN QUỐC

Giáng sinh là mùa để tặng quà, nên có lẽ sẽ khá thích hợp khi chúng ta cùng tham khảo nghệ thuật tặng quà tại Hàn Quốc.
Hai tay
Cũng như nhiều hành động khác, bạn nên dùng cả hai tay khi tặng hay nhận quà, đặc biệt là với người lớn tuổi và những người bạn không thân lắm.
Không bóc quà
Việc bóc quà ngay trước mặt người tặng sẽ bị xem là thô lỗ, và phản ứng của người nhận có thể làm người tặng xấu hổ. Nếu bạn muốn tặng quà, hãy đặt quà ở đâu đó mà người nhận có thể tìm thấy dễ dàng sau đó. Hãy đảm bảo rằng bạn đã gói quà cẩn thận.
Đừng đến tay không
Khi đến thăm nhà, việc mang theo một món quà hoặc đơn giản hơn chỉ là một chai rượu, hoa quả hoặc đồ tráng miệng luôn là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Nếu bạn là người nước ngoài, một sản phẩm nào đó từ đất nước của bạn cũng khá thích hợp.
Đừng làm quá
Quà tặng nên có chất lượng tốt, nhưng cũng không nên quá đắt tiền. Một món quà quá đắt sẽ đặt người nhận vào tình thế khá áp lực, người nhận sẽ cảm thấy phải đáp lại bằng một món quà cũng có giá trị tương đương.
Tiền mặt phải cho vào trong phong bì
Trong trường hợp dùng tiền làm quà, ví dụ như trong đám tang hoặc đám cưới, hãy cho tiền vào phòng bì. Đừng trực tiếp đưa tiền.
Đáp lại
Nếu bạn nhận được một món quà, bạn sẽ phải đáp lại bằng một món quà có giá trị tương đương. Điều này chỉ là phép lịch sự tối thiểu.
Tân gia
Nếu bạn được mời đến dự bữa tiệc tân gia, hãy mang đến một hộp bột giặt. Món quà này không chỉ thực tế mà còn mang ý nghĩa thịnh vượng và sạch sẽ. Các món quà có tính thực tế khác như giấy vệ sinh cũng chấp nhận được.
Đừng chờ đợi một bức thư cảm ơn
Với phương Tây, việc viết một lá thư cảm ơn khi nhận được quà tặng là một việc làm lịch sự và đúng đắn. Nhưng ở Hàn Quốc không giống như vậy.
Quà mang tính công việc
Nếu bạn đang làm việc tại Hàn Quốc, hãy chú ý rằng thế giới kinh doanh có những nguyên tắc riêng trong việc tặng quà.
(Dịch từ tạp chí Seoul Selection)
ST.
MS. NGOC
-->Đọc thêm...

Trang trí cho mùa Giáng Sinh


Trang trí cho mùa Giáng Sinh

Bầu chọn
(0 phiếu)
Trang trí cho mùa Giáng SinhTrang trí cho mùa Giáng SinhẢnh: Internet
Địa điểm mua cây thông Noel đẹp và một số phụ kiện khácMọi thứ dường như đang ngập tràn trong không khí của mùa Giáng Sinh rồi, phải không? Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy Noel đang về, hãy thử vào nhà chờ của bến xe buýt Seoul Express Bus Terminal. Tận bên trên tầng thứ ba là các quầy hàng bán đầy đồ trang trí cho cây thông Noel. Việc tìm đồ trang trí giữa mê cung đó có thể hơi quá sức với bạn chăng? Vậy nên trước khi bắt tay vào mua sắm, hãy chuẩn bị sẵn sàng và biết rõ đồ bạn muốn tìm.

Cây thông Noel:

Có nhiều kích thước, kiểu dáng và màu khác nhau. Một cây Giáng sinh thật có thể khá đắt và khó tìm ở Seoul nên tôi sẽ đưa ra lời khuyên rằng dùng một cây giả cũng vẫn "xanh" và còn có thể dùng lại trong các mùa Giáng sinh sau.
Bạn có thể tìm thấy những cái cây nhỏ chỉ bằng bàn chân hay cao đến hơn mét tám. Giá cho một cây thông Noel chưa có đồ trang trí, cao khoảng mét ba đến mét tám dao động trong khoảng 30.000 đến 60.000 won.
Nếu muốn tìm một thứ gì khác với những cây Giáng sinh truyền thống (cửa hàng 300), một cái cây nhân tạo được phủ đầy tuyết trắng là một sự lựa chọn khác (cửa hàng 272). Cửa hàng 280 có bán cây thông được làm từ vỏ gỗ khá dày dặn, sành điệu và rất thân thiện với môi trường.

Đồ trang trí:

Khi đã chọn cho mình một cây thông ưng ý, giờ là lúc để trang hoàng cây của mình thật đẹp. Bạn có thể chọn cho mình một style trang trí phù hợp, từ phong cách trang trí truyền thống đến phong cách ấn tượng, cũng có thể là sặc sỡ hoặc sành điệu vừa phải. Phong cách trang trí truyền thống sẽ sử dụng các vật trang trí làm từ vải và gỗ được tạo hình thành những quả thông, thiên thần, người tuyết và những chú lùn, bông tuyết trắng, hình sao hoặc que kẹo sặc sỡ. Chất liệu làm quả trang trí treo trên cây cũng khá đa dạng như thuỷ tinh, nhựa, bọt biển, gỗ và kim loại, lấp lánh hoặc không. Ngoài ra bạn có thể tìm thấy các loại bóng được in hoặc sơn những hình khác nhau, hãy tham khảo tại cửa hàng 180 và 308. Những loại bóng khá đặc biệt như bóng màu bạc được làm từ thuỷ tinh tráng bạc hoặc thuỷ tinh trong suốt được thiết kế với những đường viền cầu kì lấp lánh và chất liệu mềm mại, bạn có thể tìm thấy tại cửa hàng 270 và 300. Nhưng đừng quên treo đèn trước khi trang trí cây thông.

HƯỚNG DẪN ĐI LẠI

Ga Seoul Express Bus Terminal (line 3, 7, 9), cửa ra 2. Đi thang cuốn lên rồi rẽ trái (theo hướng biển của Tuyến Gyeongbu) và vào Toà nhà của Bến Xe khách. Đi thang cuốn tới tầng 3 (cũng là tầng của chợ hoa) rồi rẽ trái, bạn sẽ thấy những cửa hàng, quầy hàng bán đồ trang trí Giáng sinh.

Các phụ kiện trang trí khác:

Nếu việc trang hoàng cây thông Noel không làm bạn hứng thú, vẫn còn rất nhiều chi tiết khác gợi không khí của mùa Giáng sinh trong bạn.
* Vòng nguyệt quế:
Một vòng nguyệt quế tròn treo trước cửa ra vào là một cách bạn chào đón những vị khách tới thăm nhà mùa lễ này. Vòng nguyệt quế có thể có nhiều phong cách khác nhau từ cổ điển với những chiếc lá xanh, quả thông hoặc cũng có thể đơn giản nhưng đầy ấn tượng với những quả mọng đỏ và cành cây nhỏ. Bạn cũng có thể biến tấu một chút để có một chiếc vòng nguyệt quế làm điểm nhấn cho bàn ăn hoặc bàn uống nước bằng cách gắn thêm 4 ngọn nến.
* Nến:
Không điều gì có thể làm ngôi nhà của bạn tràn ngập không khí lễ hội hơn ánh sáng lung linh của những cây nến. Các loại nến từ nến uống trà, nến để cầu nguyện có thể mua tại cửa hàng 180. Cạnh đó, cửa hàng 207, có bán nến cổ điển kiểu thanh với rất nhiều màu sắc và kích thước.
* Dây hoa trang trí:
Một dây hoa cổ điển sẽ được làm từ thông nhưng chỉ cần sáng tạo một chút, bạn đã có thể tạo ra một dây hoa trang trí theo đúng phong cách mình thích. Dây hoa tại cửa hàng 272 là một ví dụ, được làm từ những hạt pha lê nhựa giống như những giọt mưa, bạn có thể chọn loại tràng hoa này để treo trên tường nhà mình. Kết hợp thêm một chút nến trắng cho Noel, vậy là bạn đã có một căn nhà đầy không khí Giáng sinh mà vẫn đầy tinh tế. Tại cửa hàng 272, bạn có thể chọn cho mình loại dây hoa hiện đại, được treo rủ xuống từ trần nhà, như tràng hoa thuỷ tinh có hình dáng giống bông tuyết hoặc những thiên thần nhỏ có cành được làm từ bọt biển màu trắng.
* Hoa trạng nguyên:
Cây trạng nguyên, còn được biết đến dưới cái tên cây Giáng sinh bởi những chiếc lá có mũi nhọn, được xem là biểu tượng cho sao Bethlehem, đã trở thành một biểu tượng và một vật trang trí cho Lễ Giáng sinh. Bạn có thể mua những chậu trạng nguyên tại chợ hoa, tuy nhiên do nhựa lá có thể gây kích ứng da khi tiếp xúc, chọn một chậu cây giả có lẽ là thích hợp hơn cả. Nhiều quầy hàng có bán các chậu cây với các kích cỡ và màu sắc khác nhau như đỏ cổ điển, tím, trắng, vàng và bạc.
* Người tuyết:
Thời tiết hiện nay có thể khá dự đoán trước nhưng bạn vẫn có thể tận hưởng một Giáng sinh trằng bằng cách rinh một chú người tuyết về nhà. Quầy 239 bán những người tuyết cổ điển, chú bé tuyết và những em bé tuyết được làm từ bọt biển. Trong khi đó, bạn có thể mua cả đại gia đình với đủ màu bảy sắc cầu vồng tại cửa hàng 274 và 310.
* Tuần lộc:
Không cần phải chờ đợi mòn mỏi ông già Noel đến nữa bởi bạn có thể nhìn thấy chú tuần lộc Rudolph trong phòng khách ngay lập tức. Cửa hàng 287 có bán tuần lộc làm từ bạc kim loại và có thể đặt trang trí trong nhà. Tuần lộc tại cửa hàng 305 lại mang đầy phong cách truyền thống với những lá thông xanh nhân tạo được phủ thêm.
(Dịch từ tạp chí Seoul Selection)

ST.
MS.NGOC
-->Đọc thêm...