Được tạo bởi Blogger.

5/16/2012

Hanbok: Biểu trưng của văn hoá Hàn Quốc

Là y phục truyền thống lộng lẫy hay giản đơn?

Đi dọc bất cứ đường phố nào của Hàn Quốc, người ta cũng có thể thấy trang phục của người Hàn Quốc ngày nay rất đa dạng, từ quần jeans, các mốt gân guốc đến những bộ complê may đo và các mốt thiết kế sang trọng. Tuy nhiên, trong tất cả những bộ trang phục được chiêm ngưỡng thì nổi bật nhất là bộ han-bok, một bộ trang phục dân tộc được người Hàn Quốc mọi lứa tuổi mặc, đặc biệt là trong những ngày lễ hội truyền thống hay những buổi trình diễn nhạc Hàn Quốc.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%281%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%283%29.jpg

Trang phục han-bok (한복)có đặc điểm là đường may đơn giản, không có túi. Bộ han-bok cho phụ nữ gồm có một váy quấn và một áo vét kiểu bô-le-rô, thường được gọi là ch''ima(치마)chogori (조고리). “Ch''ima” trong tiếng Hàn có nghĩa là “váy” còn “chogori” có nghĩa là “áo vét”. Bộ han-bok của nam giới thì gồm một áo vét ngắn và một chiếc quần, và được gọi là “paji” (바지). Thông thường, han-bok nam rộng rãi và có viền ở gấu. Cả hai bộ y phục này đều có thể được mặc với một chiếc áo choàng dài có đường nét tương tự (gọi là turumagi) trùm ra bên ngoài.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%282%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%284%29.jpg

Bộ han-bok truyền thống ngày nay vẫn mặc vốn là mẫu có từ triều đại Choson (조선) theo khuyng hướng Nho giáo (1392 - 1910). Yangban (양반)- tầng lớp quý tộc cha truyền con nối, nổi tiếng là uyên bác và có chức vị cao chứ không phải là giàu sang - đã mặc han-bok làm bằng vải lụa trơn màu sáng hoặc in hoa, vào lúc thời tiết mát mẻ và mặc những loại vải thô, vải cao cấp, các chất liệu nhẹ vào mùa nóng. Ngược lại, những ngời dân thường lại bị luật pháp cũng như tài chính bó buộc nên chỉ dùng các loại vải bông hay sợi gai tẩy trắng và vì thế, chỉ có thể mặc màu trắng, đôi khi màu hồng, màu xanh nhạt, màu xám và màu chì.

Phụ nữ trẻ trước khi cưới mặc váy màu đỏ (ch''ima) và áo vét màu vàng (chogori). Sau khi cưới và sau khi nghỉ tuần trăng mật về thì mặc ch''ima đỏ và chogori xanh lá cây để cúi chào trình diện cha mẹ chồng và để tỏ lòng tôn kính của mình. Tuy nhiên, ngày nay phụ nữ thường mặc bộ han-bok màu hồng tại các lễ cầu hôn, mặc váy cới kiểu phương Tây và váy đỏ truyền thống cộng với áo vét xanh để chào bố mẹ chồng sau khi nghỉ tuần trăng mật về.



http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%286%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2810%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2811%29.jpg


Trong những dịp khác người ta mặc han-bok đủ các màu với chất liệu rất đa dạng: vải thêu, vẽ, hoặc lụa có giắt vàng, nhưng màu trắng vẫn là màu phổ biến nhất đối với người cao tuổi. Đó cũng là màu mặc trong tang lễ.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%287%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%288%29.jpg

Phụ nữ thời Yangban thường mặc chiếc váy quấn rộng 12 p'' ok (khổ rộng của vải) gấp vạt áo sang bên trái. Người dân thường thì chỉ được mặc ch'' ima với khổ rộng hơn 10 hoặc 11 p'' ok và phải gấp vạt áo sang bên phải. Phía trong han-bok, phụ nữ thường mặc một cái quần buộc túm dài, áo lót một mảnh cao trên eo, váy một mảnh, và một áo giống như áo vét nhỏ hơn chogori một chút. Hầu hết mọi người ngày nay cũng vẫn mặc như vậy. Độ rộng của ch'' ima cho phép người ta mặc được nhiều quần áo bên trong, tiện lợi cho mùa đông và cả cho thời gian mang thai. Ngày nay người ta thường mặc những cái váy có độ rộng bằng hai lần rưỡi khổ vải; tuy nhiên, vải ngày nay thường có độ rộng gấp đôi khổ vải thời xa. Hầu hết các ch'' ima hiện đại đều có những dải đeo qua vai để cho dễ mặc.

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%289%29.jpg


Để có một dáng đẹp thì ch'' ima phải được kéo chặt sao cho nó bó sát vào ngực tạo thành một mặt phẳng và đường khâu phải nằm ngay dưới xương bả vai. Phía bên trái của ch'' ima cần được giữ chặt để khi đi lại không bị thõng xuống và hở ra những đồ mặc bên trong. Phụ nữ đứng tuổi thường kéo phía mép ngực trái lên cao để tránh bị trễ xuống khi vận động. Hầu hết các chogori đều có một cái khoá dây hoặc một vài ruy băng nhỏ ở bên trong để giữ áo được chặt. Những chiếc ruy băng dài của áo vét được buộc chặt để tạo thành otkorum (nơ) - một kiểu nơ không giống hình con bớm của phương Tây. Cái otkorum rất quan trọng bởi vì nó là một trong ba thứ để ngời ta đánh giá vẻ đẹp và chất lượng của bộ han-bok.

Hai cái còn lại là đường cong của tay áo và sự khéo léo trong việc hoàn thịên bộ áo đó bằng một băng vải được khâu nối liền với cổ và vạt phía trước của chogori. Các góc của bộ áo này thường là vuông vức. Người ta thường lợc một chiếc cổ trắng có thể tháo rời (gọi là tongjong 동종) vào bộ áo. Vì han-bok không có túi, nên cả nam lẫn nữ thường mang theo ví, hay còn gọi là chumoni. Chumoni đợc chia thành hai loại: loại tròn và loại gấp nếp, hơi giống hình tam giác, cả hai đều có dây rút. Chúng th ường được trang điểm bằng những chiếc nút và những qủa tua cầu kỳ tuỳ theo địa vị và giới tính của ngời mặc bộ đồ.
http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2814%29.jpg


Với lịch sử nhiều thế kỷ của mình sẽ còn làm duyên dáng các đường phố của Hàn Quốc

Mặc dù một số bộ phận và chi tiết phụ của han-bok đã tồn tại từ thời xa xa, nhưng bộ trang phục hai mảnh ngày nay thì mới chỉ được bắt đầu từ thời Vương quốc thứ ba (năm 57 trớc Công nguyên - năm 668 sau Công nguyên), khi các Vương quốc Koguryo(고고려), Paekche (백제)và Shilla (신라)đô hộ bán đảo Triều Tiên. Đây chính là các chi tiết tả thực của những bức tranh treo trên tường các nhà mồ Koguryo từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6. Các nhân vật nam, nữ trang trí trên tường thường mặc áo vét có tay dài hẹp, có vạt trái đè lên vạt phải, mặc quần và đi hài. Bộ quần áo kiểu đó chắc chắn là để đáp ứng nhu cầu cuộc sống ở vùng phương bắc có khí hậu khắc nghiệt, địa hình khó khăn và cuộc sống chủ yếu là trên lưng ngựa. Đồng thời do đặc điểm địa lý, có thể kiểu trang phục này đã chịu ảnh hưởng của phong cách Trung Quốc.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2822%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2815%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2820%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2819%29.jpg



Những người Paekche và Shilla cũng có những trang phục tương tự : áo choàng dài bằng lụa của quan lại được du nhập vào Triều Tiên từ thời Đường bên Trung Hoa. Sau đó đến năm 648, dưới thời Shila, nó đợc cải biên để các quan chức và những người thuộc hoàng tộc mặc trùm ra ngoài trang phục dân tộc. Phụ nữ giàu sang thời đó mặc váy dài tới gót chân, quần dài và áo vét dài đến hông có tay rộng và đai ở eo. Đàn ông sang trọng thì mặc quần rộng, gấu hẹp và có viền, áo vét trùm ngoài, thắt eo lưng, cổ tay lơ-vê.



http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2816%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2824%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2817%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2818%29.jpg

Trải qua nhiều triều đại, bộ đồ ch'' ima và chogori đã đợc biến cải khác nhiều. Dưới thời Koryo(고려), năm 935, ch'' ima đợc may ngắn đi, eo được kéo cao lên sát ngực và đợc buộc bằng một ruy băng rộng bản, dài. Kiểu áo này cho tới nay vẫn còn được coi là mốt. Bộ chogori cũng được may ngắn di, cánh tay hơi lượn. Đồng thời phụ nữ cũng chải đầu khác đi. Họ tết tóc thành bím trên đỉnh đầu; đàn ông thì bắt đầu cạo đầu nhưng chỏm mào giữa đầu thì vẫn được giữ lại.Đến năm 1392, khi triều đại Choson lên thay Koryo và được trị vì bởi một vị tướng của triều đại Koryo có tên là Yi Song-gye, thì bộ quần áo dân tộc lại có một chút thay đổi.

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2821%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2823%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2825%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%2827%29.jpg
Các vị vua triều đại này rất chú trọng đến lễ nghi nên đã qui định chặt chẽ cách thức ăn mặc của hoàng gia, quý tộc và dân thờng trong các nghi lễ khác nhau, kể cả cưới xin và ma chay. ở thời này, đức tính chính trực, liêm chính của đàn ông và sự trong trắng của đàn bà là những giá trị xã hội đợc coi trọng hàng đầu và được thể hiện trong cách ăn mặc. Do đó, bộ han-bok của đàn ông có thay đổi chút ít, nhưng bộ han-bok của phụ nữ thì thay đổi rất nhiều qua các thế kỷ.Cho đến thế kỷ 15, phụ nữ mới bắt đầu mặc chogori dài và mặc chiếc váy dài gấp nếp để che dấu toàn bộ đường nét của cơ thể. Tuy nhiên, cùng với thời gian, chogori dần dần bị thu ngắn lại và bây giờ thì nó chỉ còn che được ngực, do đó độ rộng của ch'' ima cũng cần phải thay đổi. Vì thế người ta may nó sát vào nách và giữ nguyên kiểu dáng đó cho đến ngày nay.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok%20%285%29.jpg

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/hanbok.jpg


Hiện tại, các nhà tạo mốt đang tìm cảm hứng từ bộ han-bok và các trang phục truyền thống khác để tạo ra những mốt Hàn Quốc độc đáo và để đáp ứng phong cách sống hiện đại. Họ tìm cách kết hợp các đường nét, kiểu dáng của bộ han-bok trong thiết kế của mình và cố gắng sử dụng những chất liệu vải truyền thống như vải gai, vải thô, v.v…Hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán quần áo nhỏ chuyên bán quần áo dân tộc Hàn Quốc, đồng thời cũng có những cửa hàng chuyên bán han-bok thế hệ mới làm trang phục hàng ngày. Chắc chắn, bộ han-bok với lịch sử nhiều thế kỷ của mình sẽ còn làm duyên dáng các đường phố của Hàn Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét