Được tạo bởi Blogger.

5/18/2012

Tinh Tế Ẩm Thực Nhật Bản



Đồ ăn thường ngày của người Nhật Bản chủ yếu là cơm, cá, rau. Thịt ít có trong thành phần bữa ăn. Điều này đôi khi được các sách nước ngoài gán cho là do ảnh hưởng của đạo Phật. Mặc dù những điều dạy của đạo Phật cũng có ít nhiều tác động đến vấn đề này trong một thời gian dài, nhưng nguyên nhân quan trọng hơn cả là do quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp nên người ta phải tập trung đất cho việc sản xuất ngũ cốc cần thiết, khiến đất dành cho chăn nuôi gia súc rất ít ỏi.

Chất đạm và chất khoáng cần thiết được lấy chủ yếu từ cá và rong biển. Từ những nguyên liệu cơ bản này, người Nhật Bản đã sáng tạo ra các món ăn dân tộc bằng óc thẩm mỹ, sự khéo tay và khẩu vị tinh tế. Mùi vị các món ăn Nhật Bản đơn giản hơn so với hầu hết các món ăn của phương Tây. Đồ ăn của Nhật Bản chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn một cách nghệ thuật.

Sự tiếp xúc ngày một tăng với các nước khác trên thế giới kể từ thời Minh Trị đã làm thay đổi bữa ăn của người Nhật Bản, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi nền kinh tế thịnh vượng và mức sống đã được nâng lên. Việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, thịt cũng như bánh mì và các sản phẩm làm từ bột mì đã tăng mạnh trong khi đó tiêu thụ gạo và các thức ăn truyền thống giảm dần. Đã có sự Âu hoá rộng rãi trong khẩu phần ăn thường ngày như có thể thấy trong các sơ đồ về lượng thực phẩm được tiêu thụ.



Do có sự cải thiện hệ thống phân phối hàng hoá nên sự khác biệt về ẩm thực giữa người dân thành thị và nông thôn đã không còn nữa. Ở các thành phố, có nhiều nhà hàng chuyên nấu các món ăn nước ngoài, trong đó có một số nhà hàng bán với giá phải chăng. Xu hướng này, ở một mức độ nhất định, cũng đang phát triển tới các tỉnh. Nhiều món ăn thông thường được dùng hiện nay là những món ăn đã được Nhật hoá từ các món của các nước khác, thí dụ như món sukiyaki, một món ăn gồm thịt, rau và các nguyên liệu khác được trần qua nước có pha rượu ngọt, xì dầu và gia vị; món tempura gồm cá, hải sản và rau được chiên giòn; món tonkatsu được làm bằng thịt lợn tẩm bột; và món cơm cari.

Hầu hết người Nhật dùng đũa để ăn. Bữa sáng thường đơn giản, bữa trưa cũng khá nhẹ nhàng và bữa ăn chính là bữa tối, khi cả gia đình có mặt đầy đủ. Người Nhật đang có xu hướng chuộng đồ ăn chế biến sẵn, tiện lợi khi nấu tại nhà hoặc tìm kiếm hương vị lạ từ các món ăn nước ngoài khi ăn tiệm. Khẩu vị của thế hệ trẻ cũng có rất nhiều thay đổi. Thanh niên thích ăn thịt hơn cá, và thích các món ăn Âu hơn các món ăn Nhật Bản truyền thống.

Cầu kỳ từ hình thức đến hương vị, ẩm thực Nhật Bản đòi hỏi thực khách phải tinh tế trong thưởng thức mới nhận biết được cái ngon, cái đẹp trong từng món ăn.

Không theo kiểu thể hiện hoành tráng về số lượng như ẩm thực Trung Hoa, ẩm thực Nhật Bản nghiêng về sự bắt mắt tinh tế. Những món ăn được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn. Hương vị thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng đậm như món ăn Ấn Độ sẽ để lại cảm giác nhẹ nhàng khi thực khách dùng xong bữa.

Chính vì thế, món ăn Nhật nhanh chóng trở nên quen thuộc với người Việt Nam. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn lúng túng khi thưởng thức các món ăn của xứ sở hoa anh đào.

Các nhà hàng thường khuyến mãi một chén thức ăn nhẹ để thực khách nhấm nháp trong khi gọi món. Khai vị thường là món sashimi, tiếp đến là món chiên hay nướng và rau củ. Món sushi, cơm hay mì được chọn để làm chắc bụng. Món tráng miệng để kết thúc bữa ăn cùng một tách trà xanh nóng hổi.

Sashimi và sushi là những món ăn cơ bản

Cá và hải sản tươi sống được người Nhật đặc biệt yêu thích, gọi là sashimi. Những lát hải sản như mực, tôm, sò, hoặc cá ngừ, cá hồi sống được xếp một cách đẹp mắt trên khay gỗ cùng với củ cải trắng bào sợi và lá tía tô.

Nhiều người thường nghĩ đây chỉ là cách trang trí của nhà hàng, thực chất đây là món dùng kèm lý tưởng. Chính những sợi củ cải trắng có tác dụng làm sạch bao tử, tránh khó tiêu sau khi ăn đồ sống. Lá tía tô có tác dụng khử sạch mùi trong miệng.




Chấm kèm với món này là nước tương và mù tạt. Hãy cho một ít nước tương vào chén nhỏ, sau đó cho từng chút mù tạt đến khi có được độ cay nồng như mong muốn.

Cảm giác đầu tiên khi bạn cho miếng sashimi vào miệng là vị cay xộc đến mũi đánh thức các giác quan. Sau đó là vị mặn vừa của nước tương hảo hạng và vị ngọt tươi ngon, mềm, béo ngậy của cá sống. Chúng như tan đi trong vòm miệng, trôi tuột xuống bao tử.
Sushi là món ăn rất phổ biến tại Nhật. Đây là một loại cơm được trộn với giấm, kết hợp với các loại thức ăn như cá sống, trứng cá, rau củ. Có nhiều loại sushi như:

Temaki Sushi: Cơm và thức ăn cuốn trong lá rong biển theo hình chiếc phễu nhỏ.
Inari Sushi: Cơm và thức ăn được cho vào một miếng đậu hũ
Nigiri Sushi: Cơm được nắm thành vắt nhỏ, thêm ít wasabi ở giữa rồi xếp thức ăn.
Makimono Sushi: Thức ăn nằm giữa phần cơm và được cuộn tròn dài trong một lớp rong biển, sau đó được cắt thành khoanh tròn nhỏ.
Gunkan Sushi: Phần cơm được bao quanh bởi lá rong biển, thức ăn xếp lên trên mặt.
Oboshi Sushi: Loại sushi được ép trong khuôn gỗ thành miếng to rồi dùng dao cắt thành những miếng nhỏ hơn. Người Nhật dùng tay khi thưởng thức món ăn này, chấm tương rồi cho hẳn vào miệng chứ không cắn nhỏ hơn vì sẽ làm nát miếng sushi.




Tuy có nhiều loại nhưng sushi lại có chung một cách ăn là dùng kèm với nước tương, mù tạt và gừng ngâm chua. Gừng có tác dụng rửa sạch vị giác của bạn sau mỗi món sushi. Nhờ thế, bạn có thể thưởng thức nhiều loại sushi khác nhau.Cách chấm nước tương cũng phải chú ý để không làm ảnh hưởng đến hương vị vốn có. Nên chấm phần mặt thức ăn vào nước tương, không nên chấm vào phần cơm, vì nó sẽ hút lấy nhiều nước tương làm cho sushi bị mặn.

Các bếp trưởng nhà hàng Nhật thường hướng dẫn thực khách chấm miếng sushi vào ít nước tương có mù tạt, cho trọn vào miệng, nhắm mắt lại để cảm nhận được vị cay, thơm nồng của món ăn độc đáo này.

Tempura, mì Soba và lẩu, những món ăn nổi tiếng

Bên cạnh món sushi, tempura cũng vô cùng nổi tiếng, nó đứng đầu trong số những món chiên trong ẩm thực Nhật Bản. Tempura là các loại tôm, cá, mực và rau củ được phủ lên một lớp bột và chiên vàng. Lớp bột phải thật mỏng, hơi giòn bên ngoài nhưng không khô cứng, có độ mềm nhẹ. Điều quan trọng là sau khi chiên, tempura không được ướt dầu ăn mà phải khô ráo, không gây cảm giác ngán ngấy cho người ăn.

Người Nhật học món này từ người Bồ Đào Nha và thêm vào từ vựng ăn uống của họ 1 từ Bồ Đào Nha tempora (những món ăn đỡ miệng), rồi sau gọi chệch đi thành tempura. Người Bồ theo Công giáo kiêng thịt vào ngày thứ Sáu, vì thế họ gọi món cá tẩm bột chiên là “món ăn tạm”.


Tempura là món ăn nổi tiếng đứng đầu trong các món chiên của Nhật

Món ăn này được dùng với nước tương pha thật loãng. Bạn có thể cho một ít củ cải trắng và gừng băm nhỏ vào chén nước chấm khuấy đều. Cho miếng tempura ngập vào nước chấm, thưởng thức ngay để miếng ăn có độ giòn nhẹ thanh tao vốn có. Tempura phải được chiên và dùng ngay vì chỉ sau vài chục phút, vị ngon của nó sẽ giảm đi đáng kể.

Ở những phần cơm trọn gói, tempura còn được kết hợp với cơm trắng và mì.

Ngoài ra, còn có món chiên khác như thịt heo chiên, bánh xèo... mỗi loại đều được ăn kèm với một loại sốt tương ứng. Việc thưởng thức cũng đơn giản như những món chiên mà chúng ta thường gặp.



Bên cạnh đó, bạn có thể chọn lựa những món nướng (Yakimono) như bò nướng, heo nướng.

Giống như các nước châu Á khác, người Nhật cũng thích ăn mì. Mặc dù gạo là nguồn tinh bột chính, nhưng người Nhật lại thích ăn mì hơn. Họ có rất nhiều loại mì khác nhau, từ loại udon to dày xù xù




đến loại soba nhỏ xíu như tơ.




Các loại mì nóng được dùng kèm với nước dùng, thịt, tôm, rau củ. Đặc biệt, phải kể đến món mì Soba lạnh. Món này thường được thực khách chọn dùng vào mùa hè hay khi khí trời oi bức.

Sợi mì sau khi được luộc chín sẽ được làm lạnh, xếp trên vỉ tre, bên dưới là một lớp nước đá để giữ lạnh. Nước chấm kèm theo cũng là một loại sốt lạnh với thành phần từ nước tương kèm một ít hành lá, gừng. Gắp từng đũa mì vừa ăn, chấm nước sốt rồi thưởng thức.



Mì lạnh Soba


Những ai lần đầu ăn món Nhật đều không khỏi bỡ ngỡ khi nhìn thấy một vị khách Nhật ăn mì hút rồn rột, gắp mì vào miệng và nuốt ngay. Theo họ, ăn như thế mới thích. Mì lạnh được phục vụ riêng lẻ hoặc kèm chung với các thức ăn khác.

Soba vẫn thỉnh thoảng được ăn nguội, dầm trong nước tương cùng vài cọng hành chẻ điểm xuyết trong tô. Ngoài ra trong những lễ hội ăn uống, còn có món mì nước độc nhất vô nhị. Mì nước được đổ vào máng tre để những người ăn đói ngấu dùng đũa vừa gắp vừa húp những sợi mì khi chúng chảy qua.

Món lẩu thông dụng nhất là lẩu bò Suki Yaki. Thịt bò, rau củ tươi sống được nấu chín trong nồi nước lẩu hơi sệt, có độ sánh nhẹ. Món này ăn kèm với nước sốt và lòng đỏ trứng gà. Lẩu Shabu gần giống với món lẩu thập cẩm ở Việt Nam. Khi ăn, chỉ cần trụng chín nguyên liệu, chấm sốt và thưởng thức.

Rau củ

Rau củ Nhật Bản gần giống với rau củ châu Âu và châu Á. Chúng bao gồm loại lấy lá như rau chân vịt, lấy quả như cà tím, loại lấy hoa, lấy thân, lấy rễ. Có nhiều loại xa lạ với người phương Tây như fuki (khoai môn), daikon (1 loại củ cải) và thậm chí cả lá cây hoa cúc. Daikon xắt mỏng được coi là món ăn độc đáo của người Nhật, được ngâm chua hay để trang trí thức ăn.
-Một loại củ chứa tinh bột khác thường và được yêu thích là konyakku. Người ta cho là nó xuất xứ từ Indonesia và ngày nay được trồng tại 1 số vùng ở Nhật Bản. Konyakku được ăn sống, luộc hay làm thành bột. Mặc dù giá khá cao nhưng nó rất được ưa thích.
Yam - 1 một món ăn mà người Nhật gọi là “khoai tây núi”. Yam rất hay xuất hiện trong các bữa ăn, chúng thường được nướng trong lò hay hấp lên.




Ăn cá là niềm đam mê của người Nhật. Hầu hết người Nhật đều biết 1 thứ có thể gọi là thời gian biểu ănMực ống nướng muối cá: Khi nào thì ăn cá hồi sống, khi nào thì ăn cá hồi biển, khi nào thì ăn cá ngừ đại dương. Vì thế mà họ có rất nhiều món ăn chế biến từ cá. Những con cá nướng trên khay kim loại gọi là teppan, cá luộc trong nước tương, bánh cá và cá viên. Cá khô và cá ướp bonito (katshuo-bushi) thường dùng trong món súp miso (tương đậu nành sệt) và cá lạng thành miếng mỏng dùng để tô điểm cho món ăn. Món gia vị nổi tiếng nhất là món nước chấm đậm đặc làm từ cá luộc.

Người Nhật thích món cá sống, sashimi, một món cao lương mĩ vị đắt tiền được dùng như món khai vị, dùng với wasabi, một loại mù tạt hăng xè của Nhật Bản, cộng thêm cả những lát gừng thái mỏng nữa.

Thịt

Thịt lợn được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc qua ngả Triều Tiên, và những món thịt lợn ngon nhất vì thế đều ở phía nam. Họ có món sườn lợn (tonkatsu) và nhiều món khác, nhưng thường thì thịt lợn không xuất hiện trong thực đơn chính ở Nhật Bản. -Người Nhật chỉ ăn thịt bò như một món đặc biệt. Sukiyaki, những miếng thịt mỏng nấu với rau được ăn trước bữa tối là một món như vậy. Họ đã sáng chế món thịt bò kobe cho những khẩu vị đặc biệt của họ. Những con bò được vỗ béo và xoa bóp làm cho mỡ tản đều trong bắp thịt. Khi nấu chín, những hạt mỡ vón lại nằm rải rác khắp miếng thịt. Thịt bò kobe có lẽ là thứ thịt bò đắt nhất thế giới.




Thịt hươu là một trong những món khá khác thường của Nhật Bản. Người ta cho rằng loại hươu ngon nhất là ở Hokkaido, nơi hươu nai ăn những loại cỏ có tính thảo dược. Người Nhật cũng khoái khẩu món thịt ngựa. Giống như người Đức hay người Pháp, người Nhật thích hương vị và sớ thịt khác lạ của món thịt ngựa. Thỉnh thoảng họ còn ăn thịt ngựa sống như món sashimi.

Trứng

Người Nhật có cách riêng của họ trong cách chế biến trứng. Chawan-mushi



(nghĩa đen là “hấp cách thủy”) là món trứng đánh với gia vị rồi đem hấp. Trong các thành phố, các okonomiya (cửa hiệu trứng ốp-lếp) cung cấp cho khách ăn 1 thực đơn hoa cả mắt về các món ốp-lếp.


Tofu (Đậu phụ)


Khi những người theo đạo Phật hạn chế ăn thịt thì đậu nành - một loại thực phẩm có chứa nhiều đạm thực vật - trở thành 1 món ăn phổ biến. Tofu (đậu phụ,tàu hủ) là món ăn được phổ biến rộng rãi khắp nước Nhật. Đậu phụ được ăn nguội hoặc ăn nóng, nó cũng có thể được chế biến như món nước uống hay thức ăn, như món ăn với cơm hoặc món ăn tráng miệng. Bữa ăn của người Nhật sẽ ko thành bữa ăn nếu ko có món đậu phụ.

Làm đậu phụ đã trở thành nghệ thuật của người Nhật. Các chùa chiền ganh đua nhau trong việc sáng chế ra các loại đậu phụ thượng hạng, và từ đó mà sinh ra thứ “đậu phụ mịn như lụa, tàu hủ non” của người Nhật. Một món khác thường được phục vụ trong các quán ăn là món “đậu nướng”, 1 miếng đậu nướng với nước chấm đặc và ngọt cùng một lát cá nướng đặt lên trên.

Shabu-Shabu




Các món hầm nói chung được những người đi ngoài trời lạnh về thích ăn. Ở Nhật Bản cũng vậy, nhiều món hàm của Nhật được chế thêm tương. Họ gọi chúng là nimono. Có hàng trăm món hầm, tất cả đều ngon lành như món thịt kho tàu của người Hoa hay món gà nấu rượu của người Pháp. Người Nhật có 1 kiểu “nồi hầm” hay cái lẩu gọi là shabu-shabu, hay là cái “lục xục”. Từ này ko có nghĩa gì cả, nó chỉ là tiếng nước sôi lục xục, và người ta nhúng những miếng thịt và rau sống vào trong nước đó cho chín rồi ăn.

Lẩu kim chi - ngọt mát lẩu Nhật Bản



Nói đến lẩu kim chi chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đó là món ăn của người Hàn Quốc. Nhưng không, lẩu kim chi Nhật Bản mang một hương vị khác biệt. Đó là hương thơm, vị cay nồng, giòn ngọt, chua dịu của kim chi quyện trong vị thơm ngọt tự nhiên của rau củ tươi.

Kim chi ngon, giữ nguyên được hương vị và chất dinh dưỡng của rau quả tươi thì khâu then chốt là lựa chọn nguyên liệu và sự khéo léo của người đầu bếp. Phải chọn được những cây cải thảo còn tươi, không dập nát. Hơn nữa chọn cải thảo đúng độ cũng lắm công phu. Nếu cải già thì kim chi sẽ cứng, nhưng nếu quá non sẽ không đủ độ giòn. Trong quá trình chế biến không được làm dập nát lá vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới quá trình lên men.

Nước muối ngâm kim chi phải thật sạch và có độ mặn tiêu chuẩn, sau khi ngâm 2 - 3 giờ, vớt ra để ở nơi thoáng gió, không được phơi nắng vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến độ giòn. Xác định thời gian ngâm và hong gió cũng là một trong những bí quyết của người đầu bếp.



Nước dùng là yếu tố quan trọng nhất trong món lẩu. Thông thường, các món lẩu khác lấy vị ngọt từ nước dùng là xương hầm nhừ. Nhưng với món lẩu kim chi, người đầu bếp ninh các loại rau, quả tươi như akakame, khoai môn, nấm kim châm … để tạo nên vị ngọt thanh mát mà không cần tới bất kỳ một chút thịt hay xương nào.

Nhấp môi một chút rượu sake, thưởng thức vị ngọt của rau quả, vị chua, giòn, cay nồng của kim chi. Thêm vào nồi lẩu thịt bò úc, cá bơn, tôm, ngao biển còn rất tươi hay những món bạn ưa thích. Vậy là bạn đã có một bữa ăn thật tuyệt vời bên người thân yêu.


Trong cái rét đầu đông, ngồi bên nhau trong không gian ấm cúng, cùng thưởng thức lẩu kim chi bạn sẽ thấy dường như mùa đông không ở đây.

Đồ chua và gia vị thảo mộc

Các món ăn Nhật Bản có hương vị nhẹ nhàng, vì thế họ chế ra những món kích thích vị giác rất mạnh, đó là vô số các món đồ chua - tsukemono. Củ cải và dưa chuột muối chua-giòn tan, ngon lành, khác lạ, với một chút vị chua chua cay cay - để thêm vào cái cảm giác hoàn hảo cho các món ăn Nhật Bản. Những thảo mộc và gia vị của người Nhật rất gắt nhưng tinh tế, và chúng giữ một vai trò quan trọng trong nghệ thuật nấu nướng của người Nhật.

Okonomiyaki Okonomiyaki


Bánh xèo được bán rất khuya trong những quầy hàng như thế này. Người bán hàng đốt cái chảo thật nóng rồi đổ bột vào, cho thêm gia vị rồi gấp nó lại. Rưới thêm 1 ít nước sốt và thế là thực khách đã có 1 chiếc bánh nóng bỏng ngon lành.

Các loại hải sản khác

Ngoài cá, người Nhật còn ăn các loại hải sản khác nữa, trong đó có rong biển. Rong biển là nguồn cung cấp chính các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng trong thực đơn hàng ngày của họ. Lươn cũng là 1 loại thức ăn đặc biệt. Kabayaki (lươn nướng) là món ăn khoái khẩu. Đầu tiên lươn được hấp chín rồi đêm nướng vàng và đặt trên mâm cơm. Người Nhật còn gọi tôm panda là tôm anh đào vì màu sắc hồng nhạt của nó.

Những người bạn thân thiết không thể thiếu - Sake


Sake là loại đồ uống có cồn chủ yếu ở Nhật Bản. Nó được làm từ gạo và được uống nóng, dù một vài loại Sake được uống lạnh. Ngày nay uống Sake lạnh đang được coi là mốt mới.



Thật thiếu sót khi không nhấm nháp vài giọt rượu sake trứ danh khi thưởng thức món Nhật. Rượu sake không chỉ làm cuộc vui thêm sôi nổi, thân thiết mà còn giúp cho các món ăn dễ tiêu và tăng thêm hương vị.

Rượu sake thường được uống khi ăn các món sashimi, sushi để xoá đi vị tanh nhẹ của đồ sống. Có hai cách thưởng thức loại rượu này:

Sake nóng: Rượu được đun nóng, đựng trong bình sứ, rót vào từng tách nhỏ khi thưởng thức, uống ngon nhất khi thời tiết se lạnh, vào mùa đông.

Sake lạnh: Cho ít rượu sake vào ly, thêm ít nước suối, đá viên và vài giọt chanh lắc nhẹ. Bạn có ngay một ly sake lạnh với hương vị thật bốc, mát lạnh nhưng ấm dần sau khi uống.



Ngoài ra, loại rượu này cũng được nhiều người chọn lựa khi ăn các món thịt chiên, nướng...

Đừng quên kết thúc bữa ăn bằng một món tráng miệng ngọt ngào. Cũng như Việt Nam, người Nhật có nhiều món tráng miệng như kem trà xanh, trái cây và nhiều loại bánh hấp dẫn. Hoàn tất bữa ăn bằng một tách trà xanh nóng là gợi ý tốt giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thư thái hơn.

Kaiten - Sushi băng chuyền độc đáo của ẩm thực Nhật

Đây là một phát kiến độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực của xứ sở mặt trời mọc. Một hệ thống băng chuyền di chuyển liên tục vòng quanh quầy bar, mang theo vô số những đĩa nhỏ sushi, sashimi, món chiên khác nhau.

Những món ăn sẽ di động ngang qua trước mặt khách, thực khách thích món nào thì tự tay lấy xuống và thưởng thức. Những đĩa thức ăn được phân chia theo màu sắc khác nhau, mỗi màu tương ứng với một mức giá. Khách ăn bao nhiêu sẽ tính tiền bấy nhiêu. Điều này tạo nên sự tự do và dễ dàng chọn lựa món ưa thích vì chúng rất sống động và ở ngay trước mắt. Thực khách sẽ thưởng thức được nhiều món ăn cùng lúc.




S

Để tỏ ra lịch sự, bạn nên ngắm nghía cẩn thận khi lựa chọn món. Trước khi chọn món nào, hãy lấy xuống món đó, không nên lấy xuống rồi để lại lên băng chuyền. Sau khi dùng hết món, hãy xếp thành từng chồng ngay ngắn trước mặt để thuận tiện cho nhân viên thanh toán.



Cơm cá sống



Cá Tuna xông khói


                                                           Cá Ngừ xông khói 


                                                             Sushi sò điệp 


Cơm nắm O-Nigiri

Sushi nhum

O-nigiri (còn gọi là o-musubi) thường được nắn bằng tay thành những hình tam giác hoặc hình ống. Chúng thật dễ làm - chỉ cần lấy một ít cơm và dùng tay nắn thành hình. Để có vị ngon hơn thêm muối vào cơm. O-nigiri dễ đem theo làm cơm hộp để ăn trưa và qua bao nhiêu thế hệ là món ăn ngoài trời thông dụng. Ở Nhật nó là món ăn “phải có” để ăn dưới những cây hoa anh đào nở vào mùa xuân, tại những buổi thi đấu thể thao, trong lúc đi bộ, và cho bất cứ buổi đi chơi ngoài trời nào.
Cơm năm được nhắc đến trong Genji Monogatarri (Câu chuyện Geji), một tiểu thuyết do Murasaki SHIKIBU viết vào khoảng 1.000 năm trước đây. Trong một cảnh, cơm nắm bằng tay (gọi là tonjiki trong tiểu thuyết) được xếp thành một chồng cao và cúng cho các vị thần trong một nghi lễ tại hoàng triều. Vào thế kỉ 15 và 16, O-nigiri được binh sĩ mang theo trong các cuộc nội chiến. Bên trong cơm nắm có miso làm bằng đậu quết, chứa nhiều protein và được nướng trên lửa.
Có đủ loại cơm nắm O-nigiri. Bên trong nắm cơm trắng bạn thường thấy một thức ăn rất hợp với cơm, có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Để thêm phần đa dạng, hãy trộn những thức ăn xắt nhỏ với gạo trước khi nấu. Các chất liệu hợp vị với nhau làm thành một bữa ăn nhẹ đầy màu sắc và cân đối về đinh dưỡng.
Ngày nay, chúng ta thường ăn cơm nắm O-nigiri bọc bằng rong biển khô gọi là nori. Nhiều năm về trước người ta ít ăn nori vì quá mắc. Một cải tiến khác gần đây là người ta dùng khuôn gỗ hay khuôn nhựa để tạo hình dáng nắm cơm. Nhưng cơm nắn bằng tay lại có vị ngon hơn – có lẽ nắn cẩn thận bằng tay khiến hương vị thêm phần đặc biệt.
Như đã đề cập ở trên, cơm nắm được gọi là O-nigiri, hay o-mushubi. Cả hai từ đều chỉ một hành động nắm lấy cái gì bằng tay. Người Nhật chúng tôi ai cũng thích O-nigiri, nhớ lại thời gian chúng tôi còn nhỏ, mẹ của chúng tôi đã nắn những nắm cơm ngon bằng bàn tay yêu thương của mẹ.
Kĩ xảo làm cơm nắm O-nigiri là làm ướt bàn tay, và nắn cơm khi cơm còn nóng. Nếu cơm đã nguội những hạt cơm sẽ không dính vào nhau. Thêm muối vào, cơm sẽ đậm đà hơn. Khi muối tiếp xúc với cơm nóng và ướt trên bề mặt của nắm cơm, muối sẽ tan và thấm vào cơm. Một cách để thêm muối vào cơm là nhúng tay vào nước muối, ba phần nước một phần muối, rồi nắm cơm bằng bàn tay mặn muối của bạn. Ngày nay người ta thường mang bao tay nhựa bởi vì họ không muốn cơm dính vào tay và phải nắn cơm nóng.

( Theo Mandy)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét